Run rẩy xem cảnh bé gái 2 tuổi hất em trai sơ sinh lên vai rồi ngã ngửa đập đầu ra sau
Tin liên quan
Đoạn clip quay lại cảnh bé gái 2 tuổi ngồi trông 2 em trai song sinh được đặt nằm trên giường. Không có bố mẹ ở bên và cũng không có người lớn nào khác trong phòng cùng bọn trẻ.
Một trong 2 bé sơ sinh bắt đầu khóc. Hành động theo bản năng, cô bé 2 tuổi cố tìm cách dỗ em. Nhưng khi thấy em vẫn tiếp tục khóc, cô bé đã cúi xuống bế em lên bởi đã nhìn những người lớn khác làm như vậy nhiều lần trước đây.
Nhưng cô bé lại bế em không đúng cách vì đã không đỡ cổ với lưng cho em. Bám 2 tay vào phần thân em trai, cô bé hất em lên để em ngả vào vai mình. Nhưng bản thân chị gái lại khá nhỏ. Với trọng lượng của bé trai và lực tung lên, cả 2 chị em rốt cuộc bị ngã ngửa ra sau và đầu bé trai đập xuống trước.
Tiếng khóc ré của bé trai sau khi bị chị làm ngã khiến ai nấy đều thót tim, dựng tóc gáy. Bối rối, cô bé 2 tuổi ngồi đó và lại cố gắng bế em lên lần nữa để dỗ em. Đúng lúc này, một người phụ nữ chạy vội vào và hét lên với cô bé đang vô cùng sợ hãi.
Chắc hẳn không ít người cảm thấy thương cho bé gái bởi cô bé không hề có lỗi gì. Tuy nhiên, đây lại có thể là sự cố dễ dàng xảy ra ở bất cứ gia đình nào.
Hậu quả khôn lường khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu
Các tai nạn té ngã ở trẻ sơ sinh cũng thường xảy ra, tuy nhiên khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu là tai nạn ba mẹ lo sợ nhất, vì khi ngã đập đầu có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại những biến chứng nặng nề, nếu trẻ không được cấp cứu kịp thời.
- Các xử trí khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu
Khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu thì ba mẹ nên theo dõi tình trạng của trẻ từ 2-3 ngày để đảm bảo an toàn cho trẻ. Vì có một số trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xong không có biểu hiện bất thường nào ngay sau đó nhưng vài ngày sau lại xuất hiện các cơn nôn ói, co giật,... Trong trường hợp đó, nếu ba mẹ không chú ý quan sát theo dõi trẻ thì sẽ không kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứ, khi có tình huống xấu xảy ra.
Việc làm trước tiên khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu là dỗ trẻ nín khóc sau khi ngã (nếu trẻ có khóc) và sau đó ba mẹ nên kiểm tra vết thương của con xem ở vị trí nào, có chảy máu hay không, tình trạng vết thương ra sao,...
Khi trẻ bị ngã, mẹ cần tỉnh táo giữ bình tĩnh để có cách xử lý kịp thời. Ảnh minh họa
Nếu vết thương trẻ chảy máu thì ba mẹ nên tiến hành vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý rồi băng bó cầm máu cho trẻ. Nếu trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu có vết thương lớn máu chảy nhiều ba mẹ nên dùng khăn sạch, băng gạc sạch đè vào vết thương của trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện ngay. để được nhân viên y tế xử lý cầm máu vết thương cho trẻ.
Trường hợp vết thương khi trẻ sơ sinh ngã đập đầu không chảy máu mà sưng to có vết bầm thì ba mẹ tiến hành lau sạch vết thương bằng nước muối sinh lý và chườm đá lạnh lên vết thương. Ba mẹ dùng đá bọc bên ngoài là khăn sạch sau đó chườm lên vết thương bị sưng từ 10-15 phút và cách 1 tiếng ba mẹ chườm lại cho đến khi vết thương xẹp dần.
Việc chườm lạnh mang lại hiệu quả giảm sưng cho trẻ tốt hơn chườm nóng vì nhiệt độ lạnh làm các mạch máu co lại và làm giảm sưng. Sau khi chườm lạnh thì qua ngày hôm sau ba mẹ có thể chườm nóng để tan máu bầm cho trẻ.
Ba mẹ nên theo dõi kỹ biểu hiện của trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu, giúp sớm phát hiện dấu hiệu bất thường, để có thể đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
- Khi nào thì cần đưa bé tới viện cấp cứu?
Các chuyên gia cho biết hãy lập tức đưa bé tới bệnh viện nếu bạn phát hiện bé có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng dưới đây:
- Co giật.
- Lơ mơ, gà gật.
- Nôn mửa.
- Không còn tỉnh táo.
- Vết thâm tím có thể nhìn thấy hoặc sưng phù xuất hiện ở vùng đầu.
- Chảy máu từ mũi, tai hoặc miệng.
- Trẻ đi đứng loạng choạng.
- Mắt có dấu hiệu bất thường
- Trẻ ngủ lì bì khó đánh thức
Nếu có tai nạn xảy ra – khi ai đó vô tình làm rớt bé sơ sinh – làm ơn hãy bình tĩnh, ngay cả khi bạn đang lo sốt vó.
Hãy hít một hơi thật sâu, cố gắng vượt qua cơn hoảng loạn và trấn an mọi người nếu họ có tỉnh dậy và hét lên trong đêm.
Nếu bé con của bạn bình tâm lại sau vài phút, và nếu bé vẫn cho thấy phản ứng của mình, mỉm cười và cư xử bình thường, vậy bé có lẽ vẫn ổn.
Hãy kiểm tra thật nhanh xem có xuất hiện các vết bầm tím, u cục, chảy máu trên người bé không. Đồng thời, thử cử động chân, tay bé. Nếu không phải là cú ngã từ một vị trí khá cao, trẻ sẽ ổn. Nhưng để chắc chắn, bạn luôn có thể chọn đưa con tới bác sĩ ngay để kiểm tra thật kỹ.
Thùy Linh (T.H)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất