Quy trình 3 bước giúp con tự ngủ xuyên đêm không nước mắt của mẹ Hà thành khiến hành trình nuôi con bớt chông gai

Quy trình 3 bước giúp con tự ngủ xuyên đêm không nước mắt của mẹ Hà thành khiến hành trình nuôi con bớt chông gai

Văn Anh 2019-09-28 06:00
- Nuôi con là một cuộc chiến trên rất nhiều lĩnh vực, tuy nhiên bằng tất cả tình yêu thương và sự cố gắng, chị An Bình (28 tuổi, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh) luôn cố gắng tìm tòi ra những giải pháp để hành trình nuôi con bớt chông gai hơn.

Theo đó, chị An Bình đưa ra quy trình 3 bước để giúp con tự ngủ ít nước mắt và ngủ xuyên đêm không nước mắt đó là: Nếp sinh hoạt hợp lý - Tự ngủ - Ngủ xuyên đêm.  

“Nhiều mẹ nói với mình đã áp dụng, đã thử nhiều phương pháp khác nhau để luyện ngủ và cai ti đêm cho con nhưng không thành công. Mình nghĩ các nguyên nhân chính vì không đi theo quy trình 3 bước như trên, đọc sai tín hiệu của con, bỏ cuộc giữa chừng, áp dụng phương pháp sai độ tuổi,...”, mẹ trẻ 9X chia sẻ.

Quy trình 3 bước giúp con tự ngủ xuyên đêm không nước mắt của mẹ Hà thành khiến hành trình nuôi con bớt chông gai

Chị An Bình và bé Sushi (Ảnh: NVCC)

Bằng kinh nghiệm trong hành trình làm mẹ của mình, chị An Bình đưa ra một số lưu ý trong quá trình rèn con ngủ xuyên đêm.

Tai sao phải đưa con về nếp sinh hoạt trước?

Mẹ trẻ Sài thành khẳng định, việc làm này để biết khi nào con buồn ngủ để cho con đi ngủ đúng lúc khiến con sẽ dễ ngủ. Bên cạnh đó giúp con không ăn vặt ngủ vặt, mà ăn đủ, từ đó giúp con có thể ngủ trọn 1 giấc, con có nếp sinh hoạt: ăn đủ no - ngủ trọn giấc.

Đưa về nếp sinh hoạt không chỉ giúp cho việc con tự ngủ hay cai ti đêm, mà còn đem đến cho bạn một em bé ăn ra ăn và ăn đúng giờ, chơi ra chơi và chơi đúng giờ, ngủ ra ngủ và ngủ đúng giờ. Từ nhịp sinh hoạt răm rắp của bé sẽ giúp mẹ không bị cuốn vào vòng xoáy rối rắm trong việc chăm sóc bé. Mẹ rõ ràng, bé rành mạch là nền tảng chắc chắn để bắt đầu tập cho con tự ngủ và cai ti đêm. 

Ăn theo cữ

Theo chị An Bình, bước đầu các mẹ nên dành ra 3 ngày ghi chép chi tiết lại lịch ăn (lượng ăn) và ngủ (thời gian ngủ mỗi giấc) hiện tại của con mình. Sau đó tiến hành điều chỉnh cho bé ăn theo cữ. Thông thường dưới 2 tháng tuổi các con ăn 2-3h/lần, 2 tháng tuổi trở lên là 4h/lần (có thể xê xích tùy theo từng bé). Nếu bé nào ăn quá dày thì tiến hành giãn cữ cho bé. Cách giãn cữ là đánh lạc hướng sự chú ý của bé, dỗ bé, làm bé quên dần việc đói, bày trò chơi, … mỗi ngày kéo dài cữ ra tầm 10 phút để dần dần đạt được giờ ăn như ý muốn.

Quy trình 3 bước giúp con tự ngủ xuyên đêm không nước mắt của mẹ Hà thành khiến hành trình nuôi con bớt chông gai

Mẹ trẻ 9X có phương pháp rèn con tự ngủ và cai ti đêm rất khoa học (Ảnh: NVCC)

Giãn cữ từ từ thì bé không khóc lóc gì nhưng sẽ mất gần 1 tuần để các mẹ ổn định lịch ăn cho bé. Giãn cữ ra thì lượng sữa bé bú 1 lần sẽ nhiều lên nên các mẹ cứ yên tâm. Mẹ cần lưu ý, đọc đúng tín hiệu đói của bé. Thứ nhất, thời gian để tiêu hóa sữa mẹ là 2-3h, sữa công thức là 3-4h. Nếu cho bé ăn quá dày sẽ dẫn đến tình trạng ăn vặt, bú vặt, ngủ vặt lắt nhắt. Thành ra suốt ngày của bé là một chuỗi ăn, ngủ mà không có thời gian hoạt động. Con khó chịu ọ ẹ liên tục. Ba mẹ và người trông trẻ cũng không thể biết lúc nào thì bé đói hay buồn ngủ hay đau khó chịu chỗ nào.

Sai lầm thứ 2 của các mẹ đó là dùng chiêu “cả vú lấp miệng em”, coi ti mẹ là giải pháp cho mọi vấn đề. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh khóc/ọ ẹ ngoài việc đói như là: nóng quá. lạnh quá, tã ướt, bé ốm, khó chịu trong người, đầy hơi (nguyên nhân rất phổ biến), trào ngược, muốn được dỗ dành, quá buồn chán, quá nhiều thứ xung quanh (ồn quá, sáng quá, môi trường xung quanh không thoải mái), quá mệt, quá thừa năng lượng, wonder week... Dần dần con hình thành thói quen đòi (ti) mẹ liên tục mà không học được cách tự trấn an bản thân và cũng không thể ngủ nếu thiếu ti mẹ.

Thiết lập sinh hoạt cho bé

Về vấn đề này, mẹ trẻ 9X đưa ra quan điểm, trong ngày, ngoài việc ăn và ngủ, các mẹ lưu ý tạo các hoạt động chơi cho con xen kẽ. Các mẹ có thể dành thời gian cho con tummy time (nằm bụng), nghe nhạc, massage, tập tay chân nhẹ nhàng, chơi với đồ chơi phù hợp lứa tuổi, đọc sách, cho bé ra ngoài hít thở khí trời,...

“Mấu chốt vấn đề vẫn là nếp sinh hoạt nhịp nhàng cho bé, tách việc ăn và ngủ ra bằng hoạt động chơi. E: eat, A: activity, S: sleep, Y: your time. Bé thức dậy khi đang đói, được ăn ngay thì sẽ ăn đủ no mà không phải vừa ăn được tí xíu lại ngủ gục. Sau khi ăn con được ợ hơi và hoạt động chơi. Ngay khi con có biểu hiện buồn ngủ đầu tiên (ngáp, dụi mắt), mẹ sẽ tắt đèn, đóng rèm (trẻ con rất nhạy cảm với ánh sáng) và thực hiện trình tự cho bé đi ngủ. Và cứ thế lặp lại chu kì khi bé thức dậy. Mỗi bé sẽ phù hợp với 1 lịch sinh hoạt khác nhau, cũng không nhất thiết phải là easy, miễn sao con hợp tác tốt là được.”, chị An Bình nhấn mạnh.

Quy trình 3 bước giúp con tự ngủ xuyên đêm không nước mắt của mẹ Hà thành khiến hành trình nuôi con bớt chông gai

Gia đình hạnh phúc của chị An Bình (Ảnh: NVCC)

Hiểu về giấc ngủ của trẻ

Bà mẹ trẻ chia sẻ, nhiều mẹ than thở con gắt ngủ. Hồi mới sinh, con chị cũng ngủ ngày cày đêm, ba mẹ mệt bơ phờ. Sau đó khi con biết hơn một chút thì con gắt ngủ kinh khủng, bé cứ đòi bế rung ru cả tiếng mới ngủ, đặt xuống chút xíu lại thức. Sau đó, chị đọc kĩ lại sách vở và áp dụng cho con:

Xử lý ngủ ngày cày đêm

Từ môi trường ấm áp và an toàn trong bụng mẹ, đột ngột thay đổi môi trường, trẻ không biết được đâu là ngày và đêm, nên mới có chuyện ngủ ngày cày đêm là vậy. Chính vì thế nên việc đầu tiên và quan trọng nhất là bố mẹ phải luyện cho trẻ phân biệt ngày đêm.

Ban ngày, chị An Bình mở tung cửa sổ đón ánh sáng, có thể ồn ào, cho bé hoạt động. Còn ban đêm thì tắt điện (hoặc chỉ để đèn ngủ mờ), yên tĩnh, không nhìn vào mắt trẻ, không nói chuyện với trẻ, không chơi đùa, thay tã cho bé trong im lặng… Thứ 2 là không ngủ quá 2 tiếng/giấc ngày để tránh bé bị nhầm lẫn ngày và đêm. Cách để đánh thức trẻ là làm ồn, gọi, massage tay chân, tập thể dục, thay tã, lấy khăn nhúng nước mát lau mặt mũi chân tay, đổi không gian (qua phòng khác, đưa đồ chơi, đi chơi)...

Cho bé đi ngủ sớm Chị An Bình đưa ra quan điểm: “Nhiều mẹ nghĩ cho con ngủ trễ 1 chút, con sẽ ngủ tốt hơn và dài hơn. Tuy nhiên không phải vậy. Buổi đêm của trẻ sơ sinh thường bắt đầu lúc mặt trời lặn (tầm 18h). Càng lớn thì các bé sẽ ngủ muộn hơn chút xíu nhưng mà thông thường trong 1 năm đầu đời bé sẽ đi ngủ không quá 20h tối. Trước giờ ngủ đêm không nên cho bé ngủ giấc ngày quá gần.

Từ 3 tháng, bé đã có thể nhận biết được các quy luật có tính lặp lại nên ba mẹ có thể thiết kế những hành động lặp lại để tạo phản xạ cho bé như bedtime routine. Ví dụ như Sushi nhà mình, bắt đầu ngủ đêm lúc 20h, quy trình ngủ của con là mẹ lau tắm nhanh, làm sạch răng, thay tã và quần áo ngủ, uống sữa,... mẹ chúc con ngủ ngon và con ngủ. Cứ đến đoạn thay quần áo ngủ là con đã rất buồn ngủ rồi”.

Quy trình 3 bước giúp con tự ngủ xuyên đêm không nước mắt của mẹ Hà thành khiến hành trình nuôi con bớt chông gai

Lưu ý nhỏ khiến hành trình rèn con tự ngủ bớt chông gai 

Dựa trên kinh nghiệm từng trải về hành trình nuôi con của mình, mẹ trẻ Sài thành đưa ra một số vấn đề các mẹ cần lưu ý, khi bước vào hành trình rèn con tự ngủ như sau:

- Né khoảng thời gian bé wonder week, bệnh, trước và sau chích ngừa,... Hãy chọn 1 ngày mà trước đó bé ngủ đủ. Nếu bé đang quá khó ngủ, hãy hy sinh 1 đêm bế ẵm ru để con được ngủ đủ thì con sẽ hợp tác hơn.

- Chuẩn bị môi trường ngủ: Mát mẻ, thoáng khí và an toàn (không quá nóng, lạnh, ồn, sáng...không để mền gối, gấu ôm xung quanh).

- Hãy chắc chắn rằng con đang không đói, ị, ướt tã, đau, bệnh, khó chịu,...

- Các bé biết lật rồi đa số sẽ ngủ sấp, không sao cả, hãy để con yên, đừng lật lên lật xuống như bánh tráng con sẽ không thích.

- Các công cụ hỗ trợ:

+ Quấn: Bé trong bụng mẹ môi trường ấm áp, chật chội và an toàn, nên khi mới sinh các con sẽ cảm thấy an tâm hơn khi được quấn chặt. Khi các bé lớn hơn (biết lật) sẽ cai quấn từ từ bằng cách quấn lỏng tay hơn, bỏ 1 tay ra ngoài, bỏ 2 tay ra ngoài, dùng như đắp mền rồi dẹp quấn.

Quy trình 3 bước giúp con tự ngủ xuyên đêm không nước mắt của mẹ Hà thành khiến hành trình nuôi con bớt chông gai

+ Tiếng ồn trắng: Giống như tiếng tivi lúc mất tín hiệu, shhhhhhhhh… Nếu thấy khó nghe quá thì dùng tiếng mưa rơi, tiếng thác nước, tiếng nhạc du dương... Các mẹ có thể tải về copy vào máy nghe nhạc, hoặc mua máy phát tiếng ồn trắng hoặc cài app Relax Melodies, bật chế độ máy bay vẫn có thể nghe offline được.

Tiếng ồn trắng giúp bé ngủ ngon hơn, người lớn trong nhà vẫn có thể trò chuyện, ồn ào vừa phải mà không đánh thức bé. Cực kì phù hợp cho các bé thứ 2, khi mà anh chị chạy giỡn la hét thì bé vẫn ngủ khì. Tiếng ồn trắng là dễ cai nhất , cứ mở nhỏ dần rồi tắt hẳn.

+ Ti giả: Đừng bài xích ti giả, đây có thể là cứu tinh của rất nhiều mẹ. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào công bố là dùng ti giả sẽ bị vô răng, hô răng cả. Trên thực tế, ngoài yếu tố mất thẩm mỹ ra thì ti giả có rất nhiều cái lợi, đó là giúp con trấn an bản thân, giảm quấy khóc và giảm SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi). Nếu ngại yếu tố thẩm mỹ, mẹ chỉ cho con dùng khi con bắt đầu ngủ.

+ Nút chờ, tin vào con: “Điều cuối cùng mình muốn nói đó là hãy tin vào con, tin là sẽ tốt hơn cho con nếu như con có thể tự ngủ khi con muốn chứ không phải khóc ngặt nghẽo trên tay mẹ đến khi thiếp đi.

Tin vào con và cũng là bao dung với chính bản thân mình, mẹ nào cũng thương con hết. Hãy chờ con 5 phút, 10 phút. Có thể con sẽ khóc 1 chút lúc đầu. Nhưng bạn nghĩ kĩ đi, nếu bạn dỗ con thì thay vì nằm khóc, con khóc trên tay bạn chứ cũng không ngủ”, chị An Bình nhấn mạnh.

 Văn Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Trẻ nhỏ sinh vào 7 ngày này, tương lai thành danh, bố mẹ mở mày mở mặt

Đọc nhiều nhất