Phát hiện trẻ hay nói dối, hãy xem lại cách dạy con của mình

Phát hiện trẻ hay nói dối, hãy xem lại cách dạy con của mình

2016-09-12 13:01
- "Khi bố mẹ giữ nếp nhà bằng các quy định khắt khe, trẻ không cảm thấy an toàn khi nói sự thật", nhà tâm lý Philippa Perry nói.

Trẻ nhỏ rất hồn nhiên và đáng yêu, nhưng một ngày ba mẹ đột nhiên phát hiện con biết nói dối. Hầu hết các cha mẹ trong trường hợp này đều giật mình, băn khoăn, thậm chí tức giận vì không hiểu là con đã học thói quen xấu đó từ khi nào.

Trẻ nói dối có nhiều nguyên nhân, mục đích khác nhau. Chẳng hạn có thể vì trẻ quên, chưa phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng; trẻ mong muốn được khen ngợi; trẻ sợ bị la mắng, đánh đập; trẻ muốn được cha mẹ quan tâm hơn; bắt chước bạn bè, người thân trong gia đình…

Khi càng lớn, mức độ nói dối càng tinh vi, trầm trọng, có thể ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các bậc phụ huynh nên sớm “uốn nắn” tật nói dối của con khi trẻ còn nhỏ.

Nói về vấn đề này, tờ VnExpress đưa tin, theo nghiên cứu của Victoria Talwar, một nhà tâm lý và chuyên gia về phát triển trẻ em tại Đại học McGill (Canada), bố mẹ quá khắt khe thì con sẽ nói dối để tránh bị phạt. Talwar đã đánh giá tại hai trường ở Tây Phi, một trường có các quy định nghiêm khắc còn trường kia thì thoải mái hơn.

cả hai trường, Victoria đều tập hợp một nhóm học sinh và đề nghị trẻ chơi trò "Chớ nhìn trộm" tức là trẻ đoán tên các đồ vật chỉ dựa vào nghe âm thanh của chúng, chứ không được nhìn.

Phát hiện trẻ hay nói dối, hãy xem lại cách dạy con của mình

Phát hiện trẻ hay nói dối, hãy xem lại cách dạy con của mình. (Ảnh minh họa: Playbuzz)

Cùng lúc, người kiểm tra sẽ lấy lý do ra khỏi phòng, sau đó quay lại, hỏi các học sinh xem trẻ có lén nhìn đồ không. (Vật cuối cùng được tạo âm thanh khác đi, để nhà nghiên cứu biết liệu học sinh có nói dối không). Trong lúc ở trường "thoải mái" có cả các học sinh nói dối lẫn nói thật, thì ở trường nghiêm khắc chủ yếu là nói dối. Không chỉ vậy, những học sinh này nhìn chung còn nói dối rất tài.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với đài BBC 4, nhà tâm lý Philippa Perry giải thích, bố mẹ dạy trẻ nghiêm khắc tại nhà cũng có thể mang tới tác động tương tự.

"Khi bố mẹ giữ nếp nhà bằng các quy định khắt khe, trẻ không cảm thấy an toàn khi nói sự thật", Perry nói với Independent.

Ông cho biết thêm, không nên đổ lỗi cho trẻ trong việc này vì sự không trung thực của các em cũng do tình thế đưa tới và việc trừng phạt trẻ vì tội nói dối chỉ làm vấn đề tệ thêm.

 Cách xây dựng đức tính thành thật cho con:

- Khi phát hiện con nói dối, người lớn đừng vội đánh đòn vì việc dùng bạo lực sẽ chỉ mang lại tác dụng ngược mà thôi. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng nói chuyện với con và giúp con cởi bỏ tâm lý sợ hãy. Hãy trò chuyện với con như một người bạn, lắng nghe là cách tốt nhất để bạn giúp con nói thật.

- Tạo cơ hội cho con sửa chữa cũng là phương pháp tốt để giúp con bỏ tính nói dối. Ví dụ, con nói dối rằng mình đã hoàn thành bài tập nhưng thực tế thì chưa làm. Người lớn hãy nói với con rằng: “Mẹ biết con chưa làm nhưng mẹ hứa là sẽ không đánh nếu bây giờ con hoàn thành bài tập của mình”.

- Tuyệt đối không dùng những từ như “điêu ngoa, dối trá, đồ nói dối…” để gọi con vì những từ ngữ tiêu cực này sẽ khiến lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương. Con sẽ có tâm lý chống đối và tình hình sẽ ngày càng tồi tệ hơn.

- Mang tính xấu của con ra kể với bạn bè không phải là gợi ý hay nếu các ông bố bà mẹ nghĩ trẻ sẽ xấu hổ và từ bỏ thói quen nói dối. Hành động này sẽ chỉ càng khiến trẻ cảm thấy mình không được tôn trọng hơn mà thôi.

- Cuối cùng, hãy nói với bé điều quan trọng của sự thành thật và cảm giác mất lòng tin của cha mẹ khi bé hay nói dối. Ngoài ra, có thể đọc cho bé nghe quyển sách mà đưa ra thông điệp rõ ràng rằng, nói dối sẽ gây họa cho bản thân mình và người xung quanh.

(Theo Gia đình Việt Nam)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Ăn thịt gà kết hợp với thứ này nguy hại sức khỏe, chớ dại mà thử

Đọc nhiều nhất