Những lỗi chăm con năm 2016 nhiều cha mẹ đã mắc
Tin liên quan
Những lúc như thế, nhiều bố mẹ sẽ chọn đòn roi như một biện pháp để giáo dục con . Nhưng khoa học đã chứng minh đánh đòn con không những không hiệu quả mà còn gây ra rất nhiều hậu quả về cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ. Vậy bố mẹ có thể áp dụng cách nào khác ngoài đòn roi khi nuôi con nhỏ, hãy cùng tham khảo 7 lời khuyên sau nhé!
Không dạy con bằng đòn roi (ảnh: Internet)
Dù bố mẹ có chọn cách nào thì cũng hãy giáo dục con với tình yêu thương.
1. Giáo dục bằng tình yêu thương
Hãy nhớ rằng, dù bạn chọn cách giáo dục con như thế nào thì vẫn phải luôn thể hiện tình yêu thương đối với con. Giáo dục con không phải là bắt con cư xử theo cách mà bố mẹ muốn, mà là mong muốn sự tốt đẹp nhất cho con. Sau những lúc bạn giáo dục con, hãy luôn nhớ thể hiện tình yêu và sự quan tâm đối với con, như ôm con chẳng hạn.
2. Thống nhất một kiểu giáo dục
Rõ ràng là nếu bố mẹ giáo dục con theo kiểu ngày hôm nay thế này, ngày mai lại thế kia thì chắc chắn sẽ không thuyết phục và hiệu quả đối với con rồi. Vì thế, sự thống nhất và kiên định chính là chìa khóa.
3. Không có đứa trẻ hư
Đừng bao giờ mắng con là đứa trẻ hư.
Dù có những lúc con có nghịch hay không nghe lời, hãy luôn nhớ rằng dù con có cư xử tệ đến thế nào, thì con không phải là một đứa trẻ hư. Nếu bố mẹ có đã từng gọi con như thế, thì hãy dừng lại, con sẽ nghĩ bạn đang phán xét con thay vì hành động của con. Hãy giải thích cho con hiểu con đã làm gì sai thay vì gọi con là một đứa con hư bố mẹ nhé!
4. Hiểu con
Trẻ thường cư xử không ngoan nếu bố mẹ không kiên nhẫn hoặc tỏ ra vô lý thay vì hiểu và đáp ứng những điều con cần. Con vẫn còn nhỏ và vẫn chưa học cách xử lý những cảm giác như buồn chán, đói và mệt mỏi. Đôi khi tất cả những gì chúng ta cần là sự kiên nhẫn và thấu hiểu con.
5. Đặt ra những luật lệ
Một số bố mẹ quá nuông chiều và dễ dàng tha thứ cho những hành vi xấu của con. Thế nhưng, trẻ càng nhỏ thì lại càng cần những 'ranh giới'. Nếu không đặt ra những luật lệ và xử lý những hành vi xấu sớm thì sẽ rất khó để thay đổi sau này.
6. Cho trẻ thời gian tự suy ngẫm
Với trẻ từ 2 tuổi trở lên, cho trẻ thời gian tự suy ngẫm ở những góc an toàn và yên tính là một phương pháp vô cùng hiệu quả. Những chuyên gia cũng khuyến nghị đặt ra thời gian tương ứng với độ tuổi của trẻ, ví dụ nếu trẻ 2 tuổi thì sẽ là 2 phút, 4 tuổi sẽ là 4 phút.
7. Làm con sao nhãng
Với trẻ nhỏ, khi con bắt đầu nổi giận hay nhõng nhẽo, hãy thử làm con sao nhãng bằng những hoạt động vui như một trò chơi hay một bài hát, rất hiệu quả đấy!
(Theo Trí thức trẻ)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất