Những cách giúp nhận biết trẻ có gặp "vấn đề trí não" hay không?
2016-04-30 15:00
- Thường xuyên theo dõi mọi hành động, khả năng ăn uống, ngôn ngữ... là cách tốt nhất biết trẻ sinh ra có bình thường hay không.
Tin liên quan
Chẳng ai muốn nghĩ đến chuyện bé cưng của mình gặp bất cứ vấn đề gì từ khi sinh ra, đặc biệt là vấn đề liên quan đến trí não. Tuy vậy, thật khó để nói trước được điều gì và cách tốt nhất là mẹ nên quan tâm đến các biểu hiện của bé, xem con có phát triển bình thường hay không.
Hiện nay, không ít trẻ có dấu hiệu chậm phát triển cũng như gặp vấn đề về trí não. Muốn biết chính xác tình trạng của trẻ, phụ huynh cần phải đến gặp bác sĩ chẩn đoán. Tuy nhiên, nếu các ông bố bà mẹ biết cách tự đề phòng, phát hiện dấu hiệu và giải quyết vấn đề sớm, mọi việc có thể thay đổi theo chiều hướng khác.
Dưới đây là một số cách giúp bạn nhận biết về sự phát triển trí não của trẻ:
1. Trẻ có thích ồn ào, cười đùa hay không?
Sau khi ra đời, trẻ luôn cảm thấy vô cùng hứng thú với mọi việc xung quanh. Trẻ từ 3-6 tuần bắt đầu biết cười, biết nhõng nhẽo, ầm ĩ, ánh mắt cũng di chuyển theo hành động của người phía trước mặt và không ngủ nhiều như trước.
Nếu trẻ ít khi khóc, thường xuyên ngủ li bì, lúc tỉnh có cảm giác dại ra thì phụ huynh nên cho trẻ đi khám bác sĩ.
2. Hành động của trẻ
Trẻ sơ sinh thường có xu hướng nắm chặt những thứ người khác đặt trước mặt mình như một phản xạ vô cùng tự nhiên. Có thể nói, lúc này trẻ đang tò mò với mọi thứ xung quanh nên rất thích nghịch đồ vật đặt bên người. Nếu không có gì chơi, trẻ sẽ tự đùa với tay chân của mình.
Tuy nhiên, nếu từ 6 tháng đến 1 tuổi mà trẻ vẫn còn thói quen nghịch tay nghịch chân thì phụ huynh cần phải chú ý theo dõi và đưa khám bác sĩ.
Bởi từ tháng thứ 6, trí não trẻ bắt đầu phát triển, nên không thích chơi đùa với tay, chân một cách vô thức nữa. Phụ huynh có thể tham khảo quá trình phát triển của trẻ như sau: Trẻ 6 -7 tháng tuổi có thể khom lưng nắm lấy đồ vật ở xa mình, đồng thời kẹp đồ vật giữa hai tay; bắt đầu biết nhai thức ăn, có thể tự ăn bánh quy. Trẻ 9 tháng tuổi có thói quen ném đồ đạc một cách tùy tiện và luôn tỏ ra vui vẻ trước hành động này.
3. Khả năng thích ứng của trẻ
Trẻ sinh ra được 3 tháng bắt đầu có khả năng nhận biết người xung quanh. Trẻ sẽ tỏ ra vui vẻ khi tiếp xúc với những người thường xuyên ở bên cạnh mình. Đồng thời, trẻ bắt đầu biết sợ người lạ.
Phụ huynh cần chú ý theo dõi nếu đến tháng thứ 8, trẻ vẫn nằm ngoan bú sữa và ngủ khi có người lạ mặt bên cạnh.
4. Vấn đề ăn uống của trẻ
Tuy nói bú sữa là bản năng của trẻ, nhưng nếu gặp vấn đề về trí não, trẻ sẽ không tự bú sữa mẹ hoặc bú một cách yếu ớt, thường xuyên nôn mửa, cân nặng tăng chậm.
Gặp trường hợp như vậy, phụ huynh nhất định phải đưa trẻ đi khám bác sĩ.
5. Khả năng ngôn ngữ của trẻ
Bình thường, trẻ tầm 7 - 8 tháng tuổi bắt đầu thích bi bô líu lo, học theo người bên cạnh nói chuyện. 1 tuổi, trẻ có thể nói vài từ và câu đơn giản, cũng bắt đầu nghe hiểu người bên cạnh tán chuyện gì. Nếu được 10 tháng tuổi mà trẻ vẫn không biết nói, nhất định phải đưa trẻ đến khám bác sĩ để đề phòng bệnh chậm nói và chậm trí tuệ.
Bạch Ngân - Theo TT
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
4 cung Hoàng đạo bề ngoài đơn giản, hòa nhã nhưng nội tâm cực kỳ mạnh mẽ, tính cách dứt khoát kiên cường không ai sánh bằng