Đa số chị em sau khi sinh đều chỉ tập trung lo lắng và chăm sóc cho bé yêu, thường “bỏ quên” bản thân nên sức khỏe và cả vóc dáng đều xuống dốc. Bên cạnh tình yêu dành cho con, một người phụ nữ thông minh cần quan tâm đúng mức cơ thể mình sau cuộc vượt cạn vất vả.
Mang thai và sinh con ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ như thế nào?
Dùng sức, đổ mồ hôi, mất máu trong quá trình sinh thường hay những tổn thương từ việc sinh mổ đều đem đến hệ quả khiến cơ thể người mẹ bị “âm huyết hư hàn”, nguyên khí bị tổn hại nặng nề, hệ thống kinh mạch đều suy yếu.
Nếu nền tảng sức khỏe tốt, kết hợp với điều dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ tránh được những hệ lụy từ việc mang thai và sinh nở, đồng thời cân bằng sức khỏe và giúp những tổn thương mau chóng hồi phục. Ngược lại, nếu không chăm sóc cơ thể tốt, rất nhiều vấn đề đáng ngại với sức khỏe có thể xảy ra.
Phán đoán vấn đề sức khỏe của mẹ sau sinh từ các triệu chứng của cơ thể
- Nếu mẹ có triệu chứng như sợ lạnh, tinh thần uể oải, ngủ nhiều, lưỡi có màu nhạt thì phần nhiều thuộc về “dương hư”.
- Nếu mẹ có triệu chứng như dễ bị nhiệt, nóng nảy, cổ họng khô rát, khát nước, thích đồ lạnh, đại tiện táo bón, lưỡi đỏ thì phần nhiều thuộc về “âm hư”.
- Nếu mẹ có triệu chứng như giọng nói nhỏ đi, khó thở, dễ mệt mỏi, bần thần, đổ mồ hôi nhiều thì phần nhiều thuộc về “khí hư”. Cách phân biệt giữ “dương hư” và “khí hư” là ở chỗ khi bị “khí hư”, mẹ sẽ không có hiện tượng sợ lạnh nhưng nếu kéo dài không được cải thiện có thể dẫn đến “dương hư”.
- Nếu mẹ có triệu chứng như thể trọng tăng nhiều, mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, sau sinh không thể phục hồi vóc dáng, lượng đường trong máu bất thường, ngực đau thì phần nhiều có thể là “viêm ẩm”.
Điều dưỡng cơ thể đúng cách sau sinh
Cùng với sự thay đổi của cơ thể thì các biện pháp điều dưỡng cũng phải thay đổi cho phù hợp. Dù mẹ rơi vào trường hợp ở trên thì cũng cần quan tâm đến 4 giai đoạn hồi phục sức khỏe, bao gồm:
- Giai đoạn 1: Thực hiện các biện pháp nhằm hỗ trợ tái tạo máu mới và làm tiêu biến các khối máu tích tụ nếu có.
- Giai đoạn 2: Tập trung các biện pháp giúp kiện tỳ, ích thận, tăng cường sức dẻo dai cho gân cốt, bồi dưỡng khí huyết.
- Giai đoạn 3 và 4: Chú trọng bồi dưỡng khí huyết.
Thực hiện những liệu pháp toàn diện sau đây có thể giúp mẹ nhanh chóng lấy lại sức khỏe.
Liệu pháp dược thiện
Đây là liệu pháp phục hồi cơ thể bằng các món ăn bài thuốc bổ dưỡng như:
+ Món thịt nạc hầm đương quy
Công dụng: giải trừ mệt mỏi sau thời gian đầu mới sinh
Chế biến: Cho thịt nạc và đương quy vào nồi chưng cách thủy trong 60 phút với lửa vừa, sau khi nước sôi để thêm 120 phút nữa với lửa nhỏ, nêm chút muối và gia vị vừa ăn.
+ Canh giò heo nấu đậu phộng
Công dụng: Tái tạo máu huyết, bồi bổ huyết hư và kích thích tuyến sữa cho bé bú.
Chế biến: giò heo rửa sạch, chặt nhỏ, đậu phộng ngâm nước ấm 30 phút. Nấu sôi giò heo với vài lát gừng tươi và nhớ vớt bọt trong nồi. Sau khi nước sôi cho đậu phộng, táo đỏ vào hầm thêm khoảng một tiếng, nêm gia vị.
+ Canh đỗ trọng nấu nạc lưng heo
Công dụng: Cải thiện chứng đau lưng sau sinh và phục hồi khí huyết
Chế biến: Đỗ trọng rửa sạch ngâm trong nước 2 giờ, chẻ đôi và rửa sạch chất dịch màu trắng bên trong. Nấu sôi với nước trong 30 phút. Nạc lưng heo cắt miếng mỏng rồi cho vào nấu chung với đỗ trọng, thêm dầu mè đen và gia vị.
Liệu pháp mát xa
- Đấm lưng eo: Hai bàn tay nắm lại thành nắm đấm, bắt đầu từ phần lưng tiến hành đấm nhẹ nhàng hướng ra ngoài phần eo, tay phải đấm bên nửa lưng trái và ngược lại, tiến hành từ trên xuống dưới, lặp lại khoảng 20 lần.
- Ấn huyệt Thận Du (dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1, 5 thốn): Dùng ngón tay day và ấn huyệt Thận Du, cũng có thể vừa ấn kết hợp với động tác mát xa và thực hiện trong khoảng 3 phút/lần. Mỗi ngày có thể làm 2 – 3 lần.
Nguyệt Quế
9 bức ảnh khiến bạn muốn xách ba lô đến Malaysia ngay lập tức