Nghẹt thở xem cảnh bé 3 tháng tuổi bị giúp việc xốc bế lắc điên đảo: Làm sao để biết con bị bạo hành?

Nghẹt thở xem cảnh bé 3 tháng tuổi bị giúp việc xốc bế lắc điên đảo: Làm sao để biết con bị bạo hành?

2018-05-30 09:11
- Vừa mở camera xem con như thế nào, bà mẹ trẻ đã đau đớn vô cùng khi chứng kiến cảnh bé mới 3 tháng tuổi bị giúp việc lắc điên đảo.

Mới đây, một bà mẹ trẻ có nickname Cỏ May chia sẻ cảnh con 3 tháng tuổi bị giúp việc đối xử tàn nhẫn trên hội những bà mẹ nuôi con nhỏ, khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng.  

Trên trang cá nhân chị viết: "Chuyện gia đình đáng ra mình không đưa lên đây nhưng đau lòng lắm các bạn ạ. Con mình mới được 3 tháng và mình thuê được một người giúp việc, ở mới được một tuần. Mình không muốn thuê xa, sợ không tin tưởng được nên mới tìm người gần nhà. Bà này người Thạch Vĩnh (Thạch Hà, Hà Tĩnh).  

Sáng nay mình đang ở trong phòng thay đồ chuẩn bị đi học thêm thì thấy chồng nhắn tin bảo mở camera xem. Xem xong mình như muốn tắt thở, vội bắt taxi chạy về nhà ôm con và cho bà giúp việc nghỉ luôn. Kiểu này chắc mình nghỉ việc ở nhà nuôi con".  

Video quay lại cảnh giúp việc lắc bé 3 tháng điên đảo

Sau khi đăng tải, đoạn video nhận nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Tài khoản Nguyen Lê bức xúc: "Trời ơi, tội nghiệp con quá. Người ngoài nhìn còn xót con, huống gì là mẹ. Đứa trẻ mới 3 tháng, não còn yếu ớt, cổ còn chưa vững thế mà bà ấy lắc tít mù đầu con nhà người ta lên". Một nickname khác chia sẻ: "Trời ơi, sao lại lỡ làm như thế với một đứa trẻ sơ sinh, thật là không biết có phải là con người nữa không vậy"; "Xem mà hoảng quá các mẹ ơi, không biết như thế này thì các con sẽ bị ảnh hưởng như thế nào đây". 

Facebook Thu Trang trải lòng: "Nhà có con nhỏ khổ thật, mẹ nghỉ sinh được 6 tháng rồi đi làm lại. Nhà có ông bà trông cho còn đỡ, nhà không có thì phụ nữ đúng khổ đủ bề. Không đi làm thì mang tiếng ăn bám, không làm ra tiền. Gửi con ở nhà trẻ mà như vụ mẹ Mười bạo hành trẻ ở Đà Nẵng cách đây mấy hôm cũng sợ. Tưởng thuê người giúp việc về nhà thì yên tâm, nhưng thế này thì cũng chẳng khấm khá hơn".

Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện trường hợp người giúp việc bạo hành trẻ nhỏ. Trước đó, vụ việc bé gái 1 tháng 17 ngày tuổi ở Phủ Lý, Hà Nam bị người giúp việc tên Hàn bạo hành dã man từng gây chấn động dư luận.  

Nghẹt thở xem cảnh bé 3 tháng tuổi bị giúp việc xốc bế lắc điên đảo

Cảnh giúp việc ở Hà Nam bạo hành trẻ 2 tháng dã man

Theo chia sẻ của chị N.P, mẹ bé, bà Hàn mới ở với gia đình chị P. được 2 tháng từ khi chị sinh em bé thứ 2. Hàng ngày, chị P. ở nhà với con, nhưng sáng và chiều hay rời nhà một lúc để đưa đón bé thứ nhất đi học. Thế mà, chỉ vắng mặt ít phút, con chị đã bị bạo hành.  

Tại cơ quan điều tra, bà Hàn cũng đã thừa nhận hành vi của mình. Bà Hàn cho biết đã đánh bé N. trong 3 ngày liên tiếp từ 20/11 đến ngày 22/11 (khoảng 8h30-9h30, chiều từ 16h30-17h30, lúc mẹ cháu bé đi ra ngoài). Bà Hàn tung cháu N. lên cao vào chiều ngày 22/11.  

Người giúp việc khai tại cơ quan công an, do bé N. khóc nhiều khi bà Hàn đang làm việc nhà khiến bà bực tức, không giữ được bình tĩnh nên đã dùng tay đánh cháu bé. 

Trước những vụ việc đau lòng đó, nhiều bà mẹ có con nhỏ buộc phải thuê giúp việc trông con tỏ ra vô cùng lo lắng. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ phát hiện con đang bị bạo hành:

Cách phát hiện trẻ đang bị người giúp việc bạo hành

1. Không hợp tác với người giúp việc trong nhiều hoạt động hoặc hợp tác với sự chống đối, cưỡng bức.

2. Khóc thét hoặc tự nhiên khóc thét khi ở riêng với người giúp việc: đang ngủ, đang tắm, đang học bài, đang chơi...

3. Nhắc đến người giúp việc là không thích, lảng đi hoặc tỏ thái độ không vui.

Nghẹt thở xem cảnh bé 3 tháng tuổi bị giúp việc xốc bế lắc điên đảo

Nhắc đến giúp việc, con sợ hãi, lảng tránh hoặc sợ sệt nép vào lòng cha mẹ, mắt không dám nhìn giúp việc thì phải cảnh giác ngay. Ảnh minh họa

4. Khóc tức tưởi và lao ngay đến khi gặp lại cha mẹ. Trẻ chưa biết nói thì co rúm người lại, sợ sệt nép vào lòng cha mẹ, ánh mắt nhìn xuống hoặc không dám nhìn người giúp việc.

5. Phản kháng lại dữ dội như: đánh, cào, ném đồ chơi vào người giúp việc...

Ngay khi phát hiện ra một trong năm biểu hiện như trên, cha mẹ cần tiến hành ngay các giải pháp giúp con sớm thoát khỏi trạng thái tâm lý nặng nề đó. Nhiều cha mẹ thấy con khóc lớn quá, phản ứng dữ dội quá mà bối rối, lúng túng, càng truy hỏi nguồn cơn, lý do con khóc, lý do con sợ; tệ hại hơn, nhiều ông bố bà mẹ còn đánh con, mắng át con đi vì... sợ làm mất lòng người khác. Cách hành xử như vậy vô hình chung cha mẹ đã làm tăng thêm nỗi sợ hãi, ám ảnh của trẻ, trẻ nghĩ là chính mình đang bị truy vấn hơn là nạn nhân của bạo hành.

Ngoài ra còn một số biểu hiện khác như:

1. Cơ thể trẻ xuất hiện nhiều vết bầm tím  

Đây chắc chắn là dấu hiệu rõ ràng nhất mà cha mẹ không được phép bỏ qua. Cơ thể trẻ tuy non nớt, mềm yếu nhưng không thể tự xuất hiện các vết bầm tím, vết xước.  

2. Trẻ sợ hãi khi ở trong không gian kín  

Để bạo hành trẻ, các bảo mẫu, người giúp việc cần phải đưa trẻ vào khu vực kín để thực hiện.  

Đó là lý do trẻ tỏ ra sợ hãi khi ở trong không gian kín, bé sẽ mường tượng ra cảnh bị bạo hành. Vì thế, khi con ở trong phòng 1 mình hay đưa con đi tắm... thấy con có biểu hiện sợ hãi, cha mẹ cần nhẹ nhàng khuyên nhủ và trò chuyện với con để tìm ra nguyên nhân.  

3. Trẻ hốt hoảng, ngủ không sâu giấc  

Tâm hồn non nớt của trẻ nhỏ rất dễ bị tác động bởi những hành động thô bạo. Nó thường đi vào trong giấc mơ của trẻ, khiến trẻ không thể nào ngon giấc.  

Vì thế, nếu thấy con ngủ không ngon giấc, hay giật mình, khóc đêm... mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sức khỏe hay là do trẻ đang bị bạo hành.  

4. Ngại giao tiếp, tiếp xúc  

Trẻ bị bạo hành thường có cảm giác sợ sệt, e dè, ngại giao tiếp và tiếp xúc với bất kì ai, kể cả bố mẹ. Trẻ không chạy nhảy nô đùa như trước mà chỉ thu mình một chỗ, ôm đầu gối hoặc khoanh tay trước ngực...  

5. Hành vi quá khích  

Nghiến răng, cắn móng tay, thở dốc, hồi hộp hay toát mồ hôi hoặc chống đối lại cha mẹ có thể là những hành vi khác lạ, quá khích của bé cho thấy đang bị ảnh hưởng bởi vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Việc bé bị bạo hành dẫn đến lo sợ và không làm chủ được những hành động thân thể mình.  

Trên đây chỉ là một vài biểu hiện nhỏ cho thấy trẻ có thể đang bị bạo hành. Ngoài ra, để biết chính xác con có đang bị bạo hành hay không, cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện nhẹ nhàng, hỏi han, chắt lọc những ý kiến từ trẻ kết hợp với quan sát thực tế để nhận ra vấn đề.  

Thùy Linh (T.H)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 phim Việt bị cấm chiếu vì bạo lực, cảnh nóng ngập tràn

Đọc nhiều nhất