Muốn thai nhi không bị dây rốn quấn cổ 'BÓP NGHẸT', mẹ bầu cần làm ngay những việc này!
Tin liên quan
Thai nhi bị dây rốn quấn cổ không phải hiện tượng hiếm. Thông thường, hiện tượng này hoàn toàn vô hại vì thai nhi nhận dưỡng chất cũng như nguồn oxy qua dây rốn chứ không phải qua việc hít, thở qua mũi và miệng. Vì vậy cha mẹ có thể loại bỏ nỗi lo em bé không thể nạp dưỡng chất hay không thở được vì dây rốn quấn cổ. Thai nhi trong bụng mẹ không cần cổ để thở.
Dây rốn quấn cổ khiến bé khó di chuyển, xoay ngôi khi đến tháng cuối thai kỳ. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, đôi khi bé chuyển động quá nhiều, lộn xộn khiến dây rốn quấn quanh người hoặc thắt nút lại thì khá nguy hiểm vì nguồn cung cấp oxy, dinh dưỡng của bé sẽ bị chặn lại. Để đề phòng hiện tượng này, mẹ cần lưu ý 4 vấn đề sau.
1. Tránh xoa bụng mạnh, liên tục
Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng thường có thói quen chạm vào bụng, xoa nắn để giao tiếp với con. Tuy nhiên, khi đến những tháng cuối thai kỳ, khi bé đã "quen" và phản ứng lại với tác động của mẹ thì mẹ không nên xoa bụng nhiều và mạnh vì bé có thể bị kích thích, chuyển động nhiều khiến dây rốn rối, xoắn lại hoặc quấn vào người.
Mẹ xoa bụng nhiều có thể khiến bé di chuyển nhiều hơn. (Ảnh minh họa)
2. Tránh lao động nặng, hoạt động mạnh
Những hành động cần đến thể lực lớn hoặc biên độ chuyển động nhiều không chỉ khiến mẹ bầu nhanh mệt mỏi, căng cơ, gây áp lực lên thắt lưng mà còn có thể khiến bé bị dây rốn quấn cổ.
Chính vì vậy, trước khi tập luyện thể dục, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ, thảo luận để tìm ra phương án tập thích hợp nhất với tình trạng của bản thân.
Đi bộ, bơi là những hoạt động thích hợp cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
Tránh ngủ muộn
Mất ngủ, khó ngủ khi mang thai là vấn đề chung của không ít chị em phụ nữ. Mẹ ngủ muộn không chỉ làm tăng áp lực lên thể chất và tâm lý của bản thân mà còn ảnh hưởng đến đồng hộ sinh học của bé, khiến bé hoạt động tích cực hơn.
Do đó, các bà mẹ mang thai phải chú ý đến việc duy trì thói quen đều đặn ngủ 8-9 giờ mỗi đêm và ngủ sớm trước 10 giờ.
Mẹ ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt của bé. (Ảnh minh họa)
Tránh tư thế ngủ sai
Không chỉ thời gian mà cả tư thế ngủ của mẹ cũng có thể ảnh hưởng khá nhiều đớn thai nhi.
Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu được các nhà khoa học công nhân là tư thế nằm nghiêng bên trái. bà bầu nằm nghiêng trái sẽ giúp giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Mẹ lựa chọn tư thế ngủ thích hợp sẽ giúp bé phát triển ổn định, khỏe mạnh hơn. (Ảnh minh họa)
Ngoài việc chú ý đến tư thế nằm, bà bầu không nên nằm giường cứng, kê đầu quá cao và mặc đồ chật chội. Có như vậy mới tạo ra sự thoải mái cho bà bầu và thai nhi, giúp 2 mẹ con có giấc ngủ ngon.
Theo Webtretho
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất