Mới nhất: 95% trẻ sinh mổ dễ quấy khóc hơn bé sinh thường, hóa ra nguyên nhân lại chính là đây
Tin liên quan
Một trong những cơn phiền toái của các ông bố, bà mẹ trong quá trình chăm con sơ sinh là tình trạng các bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu, dỗ mãi chẳng nín. Thay vì than phiền, cha mẹ nên lắng nghe và “hiểu” để có cách xử trí đúng nhất. Mẹ sẽ phải ngỡ ngàng khi biết phương pháp sinh có mối liên hệ với tình trạng này ở các trẻ sơ sinh.
Theo các chuyên gia, có đến 95% các bé sinh mổ sẽ quấy khóc nhiều hơn so với các bé sinh thường. Con số này cũng phản ánh quá trình chăm con sinh mổ sẽ có đôi phần vất vả hơn ở các bé sinh thường. Khi vừa lọt lòng mẹ, tiếng khóc là tín hiệu “đặc biệt” cho biết con đã đến với thế giới này. Mọi thứ kể từ đây hoàn toàn khác biệt với “9 tháng 10 ngày” vừa qua. Nhưng kỳ lạ thay, tình trạng quấy khóc sẽ càng thường xuyên hơn ở các bé sinh mổ trong quá trình con phát triển, nhất là 1 năm đầu đời. Nếu như mẹ nào từng trải qua một lần sinh mổ và sinh thường chắc đã kinh qua rõ trải nghiệm này, thậm chí nhiều mẹ còn quá ám ảnh mỗi khi nghe con cất tiếng khóc.
Không chỉ là hay quấy khóc mà các bé cũng tỏ ra khó chịu, không thích người khác chạm vào cơ thể, hay gặp khó khăn trong giấc ngủ, các bé dễ bị thức giấc khi có tiếng động. Không khó hiểu, các bé này cũng phản ứng rất mạnh. Tiếng khóc trong đêm có biểu hiện mãnh liệt và dữ dội, thậm chí dù là thử mọi cách dỗ nhưng bé chẳng nín. Các chuyên gia đã có câu trả lời vì sao có đến 95% các bé sinh mổ thường quấy khóc hơn các bé sinh thường. Và đây là lý do:
Thứ nhất, lượng nước ối tích tụ nhiều trong cơ thể
Theo các chuyên gia, thai nhi khi còn trong bụng mẹ đã nuốt một lượng lớn nước ối trước khi chào đời. Nếu như áp lực của quá trình sinh thường giúp bé đào thải lượng nước ối dư thừa ra khỏi cơ thể thì quá trình sinh mổ lại khiến chúng tích tụ trong cơ thể của bé. Trong khi, hệ tiêu hóa non nớt của bé khó khăn trong việc xử lý. Lượng nước ối này có thể là “gánh nặng” đối với hệ tiêu hóa và dễ khiến bé bị đau bụng. Vì vậy, tiếng khóc của bé là do cảm giác khó chịu này gây nên.
Thứ hai, thời gian bú sữa non muộn
Các chuyên gia khuyến cáo, các bé sơ sinh nên được bú mẹ ngay sau khi chào đời (tốt nhất là trong vòng 30 phút sau sinh) để nhận nguồn sữa non quý giá. Không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng cao mà trong sữa non còn có lượng kháng thể cao giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Đối với các bé buộc phải chào đời bằng phương pháp mổ bắt thai thường được cho bú sữa mẹ muộn hơn do cơ thể mẹ chưa kịp hồi phục, vì vậy, các chất kháng thể, dinh dưỡng trong dòng sữa non cũng bị giảm đi.
Thêm nữa, việc kiêng cữ của mẹ sinh mổ cũng nghiêm khắc hơn để tránh tổn thương vết mổ, tăng thời gian hồi phục. Việc ăn uống cũng cần hạn chế nên lượng sữa mẹ có thể bị giảm đi, bé bú ít nên dễ quấy khóc. Để cải thiện tình trạng ít sữa sau sinh mổ, mẹ nên bổ sung các món ăn “gọi” sữa về.Thêm nữa, việc kiêng cữ của mẹ sinh mổ cũng nghiêm khắc hơn để tránh tổn thương vết mổ, tăng thời gian hồi phục. Việc ăn uống cũng cần hạn chế nên lượng sữa mẹ có thể bị giảm đi, bé bú ít nên dễ quấy khóc. Để cải thiện tình trạng ít sữa sau sinh mổ, mẹ nên bổ sung các món ăn “gọi” sữa về.
Thứ ba, thiếu cảm giác an toàn
Sinh mổ “hình thành” nên cảm giác thiếu an toàn ở các bé do ít bị kích thích hơn so với cách sinh thường. Cái cảm giác này khiến bé bị nhạy cảm với bất kỳ âm thanh, tiếng động nào xung quanh mình, thậm chí âm thanh dù nhỏ cũng làm bé phản ứng rất mạnh.
Tiếng khóc là “phương tiện” duy nhất để các bé giao tiếp và biểu đạt khi con chưa biết dùng tiếng nói. Vậy nên, đây là điều hết sức bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng. Quan trọng là phải hiểu và xác định chính xác nguyên nhân để giải quyết tình trạng “đau đầu” này nhé mẹ!
Theo Docbaoplus
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất