Mẹ tắm nước ngải cứu con có ho đờm cũng sạch bong, da dẻ lại trắng hồng mịn màng

Mẹ tắm nước ngải cứu con có ho đờm cũng sạch bong, da dẻ lại trắng hồng mịn màng

2019-03-18 06:26
- Các nghiên cứu khoa học hiện đại đều cho thấy ngải cứu là cây thuốc chữa bệnh . Nó có thể chặn nhiều mầm bệnh, nấm cũng như các nguồn virus lây bệnh, đặc biệt rất tốt cho bé yêu.

Cây ngải cứu còn có tên gọi khác trong dân gian là cây thuốc cứu hay ngải điệp. Đây là loại cây cỏ sống lâu năm thân có rãnh dọc. Có đặc điểm là lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm còn mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Loại cây này có thể mọc hoang ở nhiều nơi, có thể trồng quanh nhà để ăn, chế biến cùng các món ăn hàng ngày như trứng gà ngải cứu…  

Các nghiên cứu khoa học hiện đại đều cho thấy ngải cứu là cây thuốc chữa bệnh . Nó có thể chặn đứng cơn dịch bệnh và nhiều mầm bệnh, nấm cũng như các nguồn virus lây bệnh. Trong y học cổ Trung Hoa, các thần y đã tạo ra nhiều phương thuốc trị bệnh khác nhau với loại cây này trong suốt hơn 2.000 năm qua. Vào thời cổ đại, người ta cũng đã tài liệu sử sách ghi lại cách chữa bệnh bằng cây ngải cứu.  

Theo Đông y, lá ngải cứu có mùi hơi hăng, vị đắng, cay ấm nên được dùng để chữa nhiều chứng bệnh hiệu quả. Bởi nó là vị thuốc thân thiện với sức khỏe của con người, hỗ trợ rất tốt trong công tác điều trị các bệnh như: điều hòa kinh nguyệt, ổn định khí huyết, an thai, điều trị đau bụng do nhiễm lạnh, đau bụng kinh, trị rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa, sốt phát ban.  

Theo các bác sĩ, ngải cứu có thể để chữa ho cảm, cảm lạnh cho bé bằng cách nấu nước ngải cứu với vài lát hành tây. Chiết xuất của ngải cứu thường được dùng để làm trà hoặc làm thuốc mỡ để bôi da. Trong ngải cứu có chứa glucose, tannis, chlorophyll, axit malic, vitamin B và vitamin C, chống nhiễm khuẩn rất tốt. Thế nên tắm bé bằng lá ngải cứu là cách giúp bé thoát mồ hôi và hết ho cảm nhanh nhất.  

Cách tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh  

Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu và 5 lít nước.  

Bước 2: Cách thực hiện  

- Sau khi mua lá ngải cứu về thì bạn rửa sạch, thái nhỏ, rồi cho vào nồi nước nấu sôi lên, đến khi nào lá ngải cứu tiết ra nước màu xanh vàng là được.  

- Sau đó lấy nước vừa nấu xong, pha với nước tắm, thêm vài hạt muối rồi chuẩn bị tắm cho trẻ.  

Bước 3: Tắm nước ngải cứu cho trẻ 

- Với trẻ sơ sinh còn quá nhỏ thì nên chuẩn bị xà phòng tắm, nước tắm ở độ ấm nhất định. Nhiệt độ phòng thích hợp với trẻ sơ sinh là 28 độ C và nhiệt độ nước tắm là 35 độ C.  

- Cắt sạch móng tay, móng chân cho trẻ, vệ sinh trước khi tắm.  

- Khi tắm thì hãy dùng khăn nhúng ướt vắt nước rồi lau người cho trẻ. Sau khi tắm phần trên cơ thể đã sạch thì tắm đến phần bẹn và nếp gấp. Nhưng phần này dễ bị hăm nên mẹ cần phải tắm kĩ và lau thận khô.  

- Sau khi tắm nước lá ngải cứu xong, mẹ dùng 1 ca nước ấm sạch, tắm lại cho trẻ rồi lau khô người và mặc quần áo.  

Lưu ý khi tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh  

- Ngải cứu thường mọc ở nơi ẩm ướt, nhiều nước, thường chứa vi khuẩn gây bệnh nên mẹ cần rửa ngải cứu thật sạch trước khi nấu nước tắm cho bé- Chỉ nên sử dụng lá ngải cứu tắm cho con khi con bị cảm cúm thông thường hoặc bị rôm sảy, mẩn ngứa.  

- Mẹ nên thử phản ứng trên da tay của bé xem bé có bị dị ứng với thành phần nước ngải cứu hay không bằng cách bôi nước tắm lên tay bé để trong khoảng 3h.  

- Không dùng nước ngải cứu tắm cho bé khi da bé bị mưng mủ, trầy xước bởi nguy cơ nhiễm khuẩn cao.  

- Trước khi tắm bằng nước lá ngải cứu, mẹ nên tắm sơ cho bé bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và chất nhờn trên da và thực hiện “tắm tráng” cho bé bước cuối cùng để loại bỏ cặn lá còn sót lại trên da bé.  

- Không lạm dụng tắm nước ngải cứu cho bé, chỉ nên thực hiện 2-3 lần/tuần khi trẻ mắc một số bệnh kể trên.   

 Theo PNTD

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Lật tẩy 3 con giáp có 'thiên tình sử' hoành tráng nhất

Đọc nhiều nhất