Mẹ Sài Gòn vừa vào phòng khám thai, bác sĩ huy động 20 nhân viên y tế cấp cứu ngay
Tin liên quan
Sản phụ là N.T E. 31 tuổi đi khám thai tại bệnh viện Từ Dũ. Qua các thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ có nhau bong non nên sản phụ khẩn cấp được hội chẩn mổ cấp cứu.
Ngay lập tức các nhóm làm việc nhanh chóng lập đường truyền, báo động với Khoa Cấp Cứu, khoa Gây mê Hồi sức, ban lãnh đạo tua trực, chuyển bệnh nhân vào phòng mổ…Kíp trực đã nhanh chóng phẫu thuật lấy ra 1 bé cân nặng 2900g, bánh nhau đã bong 50%.
Trường hợp của sản phụ E khá hy hữu vì phát hiện được nhau bong khi đang khám định kỳ bệnh viện, thai 34 tuần, chưa chuyển dạ, sản phụ cũng không gặp chấn thương gì trước khi vào viện cũng như không có các yếu tố nguy cơ như: cao huyết áp, tiền sản giật, vỡ ối trong đa thai, đa ối, u xơ tử cung, tiền căn nhau bong non, sử dụng cocain, hút thuốc lá hoặc sanh nhiều lần, lớn tuổi.
Hiện bé đang chăm sóc bé ở khoa Sơ sinh.
Hiện bé đang chăm sóc bé ở khoa Sơ sinh vì thai non tháng, bé vàng da, hai vợ chồng đều tỏ sự vui mừng vì lần này đã thỏa được mong muốn sinh … con gái.
Chị E. cho biết : "Hai lần trước đều sinh thường (con trai) nên không nghĩ và cũng không hề biết lần này nhau bong non. Đến khi nghe bác sĩ của Bệnh viện Từ Dũ tư vấn trước khi mổ - nguy cơ mẹ xuất huyết sau sinh có thể tử vong, con sinh ra bị nhiễm trùng, suy hô hấp, vàng da khó nuôi, … mới thấy lo sợ. Nhưng bây giờ thi hai vợ chồng đã thấy yên tâm vì bé chỉ bị vàng da. Cám ơn các bác sĩ của Bệnh viện Từ Dũ nhiều lắm!".
Theo Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ nhau bong non chiếm 1/1600 trường hợp sinh với tỉ lệ tử vong từ 4-67%, tử vong thường do thai non tháng. Can thiệp kịp thời trong nhau bong non giúp cứu sống bé, đồng thời giúp mẹ tránh các nguy cơ như rối loạn đông máu, suy thận, băng huyết sau sinh.
Khi nhau bong non, lượng máu cung cấp cho thai giảm, nhất là trong những hợp bánh nhau bong với diện tích lớn, có thể dẫn đến thai suy, mất tim thai. Trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người mẹ.
Nhau bong non thể nhẹ thường không có triệu chứng. Khi diện tích khối máu tụ lớn, thai phụ có thể cảm nhận bụng gò liên tục không nghỉ, đau bụng liên tục. Chảy máu âm đạo có thể có hoặc không có triệu chứng này. Sản phụ cò thể mệt lả, tim đập nhanh… Đây là một tình trạng cấp cứu.
Nhau bong non hay gặp trong những trường hợp sau: ở những người đẻ con rạ, lớn tuổi (80%); Huyết áp cao, nhiễm độc thai nghén (khi có thai mới bị tăng huyết áp, trước đó chưa bao giờ bị); Do chấn thương trực tiếp vào bụng: (do tai nạn giao thông, bị ngã xe, hoặc tai nạn sinh hoạt …); Do kim đâm vào lá rau khi chọc dò ối không đúng chỗ gây chảy máu tạo thành khối máu tụ sau rau làm rau bong; Do thủ thuật ngoại xoay thai không đúng kỹ thuật làm kéo dây rốn gây rau bong non…
Ngoài ra, những thai phụ không được khám thai định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ nhiễm độc thai nghén, những người có chế độ ăn uống kém, sống ở nơi có điều kiện thấp thì khả năng bị càng cao. Đó là lý do vì sao những người lao động nặng nhọc, quá sức, những phụ nữ sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn lại có nguy cơ bị rau bong non cao hơn thành thị.
Để tránh xảy ra hiện tượng nhau bong non gây nguy hiểm cho cả mẹ và con, người phụ nữ khi mang thai cần chú ý khoảng cách giữa 2 lần sinh không nên kéo dài quá 7 năm; Khi có thai phải được chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý; Nên đăng ký khám thai định kỳ tại một cơ sở y tế uy tín ngay sau khi có thai để được bác sĩ tư vấn và quản lý thời kỳ thai nghén; Bổ sung axit folic trước và ngay sau khi mang thai…
Khi phát hiện các yếu tố nguy cơ cao như: xuất huyết, đau bụng dưới… cần kịp thời đến bệnh viện chuyên khoa sản để được khám chữa và xử trí kịp thời.
Theo Lê Mai (Sức khỏe đời sống)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất