Mẹ đừng sợ khi bé giật mình, gào khóc, đổ mồ hôi vào ban đêm

Mẹ đừng sợ khi bé giật mình, gào khóc, đổ mồ hôi vào ban đêm

Quỳnh Trang 2020-05-06 06:00
- Bé giật mình, gào khóc, đổ mồ hôi khi ngủ là vấn đề làm nhiều mẹ lo lắng.

Bé giật mình vào ban đêm

Bé giật mình, gào khóc vào ban đêm là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh phải đối mặt. Lúc này, bé bất ngờ tỉnh dậy, la hét, biểu hiện lo lắng, sợ hãi, đồng tử giãn, thậm chí khó thở, xanh xao...

Việc bé hay giật mình vào ban đêm liên quan đến các lý do sau:

- Hệ thống thần kinh của não bé chưa trưởng thành. Đặc biệt là sự phát triển chưa hoàn thiện của vỏ não khiến bé thường xuyên thức giấc, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

- Bé cảm thấy lo lắng, trầm cảm, căng thẳng khi ngủ. Kỹ năng tư duy của trẻ cải thiện mỗi ngày vì vậy trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú. Rất có thể bé mơ thấy các giấc mơ đáng sợ vào ban đêm nên tỉnh dậy và gào khóc.

- Các yếu tố của bệnh lý. Việc trẻ không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho não, bất thường về nội tiết, thiếu canxi là những yếu tố bệnh lý khiến bé tỉnh giấc và gào khóc vào ban đêm.

Mẹ nên làm gì khi bé giật mình, gào khóc, đổ mồ hôi vào ban đêm?

Ngoài ra, môi trường ồn ào, chèn ép ngực, ăn quá no, nghẹt mũi cũng khiến trẻ thức dậy trong tình trạng sợ hãi.

Nếu trẻ thỉnh thoảng tỉnh dậy và gào khóc, bố mẹ không cần lo lắng quá nhiều. Trẻ đang dần lớn lên và sự phát triển của các bộ phận khác nhau đang dần hoàn thiện, chứng sợ hãi vào ban đêm cũng dần biến mất. Nhưng nếu bé thường xuyên tỉnh dậy, quấy khóc, rất có thể do yếu tố bệnh lý gây ra, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám, chữa kịp thời.

Bé đổ mồ hôi khi ngủ

Trẻ em sôi nổi và hoạt bát, thường ra mồ hôi nhiều. Tuy nhiên, có một số trẻ không chỉ đổ mồ hôi vào ban ngày mà còn đổ mồ hôi vào ban đêm.

Trong cùng điều kiện, trẻ em dễ đổ mồ hôi hơn người lớn. Điều này được xác định bởi các đặc điểm sinh lý của trẻ em. Vì da trẻ em có hàm lượng nước cao, các vi mạch bề mặt được phân phối nhiều hơn và quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nên dễ ra mồ hôi hơn. Nhưng nếu trẻ vẫn đổ mồ hôi trong môi trường mát mẻ, thoải mái thì có lẽ nguyên nhân là do trẻ bị thiếu canxi.

Trên thực tế, canxi không chỉ là một yếu tố quan trọng giúp phát triển xương của trẻ mà còn là chìa khóa để thúc đẩy sự phát triển của não. Thiếu canxi sẽ khiến cơ thể kiểm soát dây thần kinh thực vật bị suy yếu, khiến dây thần kinh thực vật luôn ở trạng thái kích thích và cơ thể gửi tín hiệu sai khi ngủ gây ra đổ mồ hôi bất thường.

Mẹ nên làm gì khi bé giật mình, gào khóc, đổ mồ hôi vào ban đêm?

Y học hiện đại cũng chứng minh rằng đổ mồ hôi quá nhiều sẽ không chỉ khiến cơ thể dễ bị mất nước mà còn gây mệt mỏi và thiếu hút các yếu tố vi lượng khác chẳng hạn như kali và natri trong máu, gây ra các triệu chứng như chán ăn, hạ huyết áp và suy dinh dưỡng.

Do đó, nếu bạn thấy rằng bé đang đổ mồ hôi bất thường khi ngủ, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


'Thần thái bá đạo' của sao Việt khi ở bên đồ ăn

Đọc nhiều nhất