Mẹ đảm Sài thành nuôi con cực khéo với công thức làm nước dùng dashi, nước cốt gà thơm ngon nức mũi, người lớn cũng thèm

Mẹ đảm Sài thành nuôi con cực khéo với công thức làm nước dùng dashi, nước cốt gà thơm ngon nức mũi, người lớn cũng thèm

Văn Anh 2020-02-03 06:00
- Chị Anh Thư (sinh năm 1991, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, nấu nước dashi không hề khó và các mẹ hoàn toàn có thể tự làm nước dashi ở nhà, để tập cho con con ăn dặm.

Bà mẹ đảm chia sẻ: “Giai đoạn bé dưới 1 tuổi, là giai đoạn làm quen với thức ăn và hạn chế nêm gia vị.  Vì lúc này muối và gia vị không tốt cho thận của bé. Lượng muối cho bé bằng 1/4 lượng muối cho người lớn. Đối với bé ở giai đoạn này, nước dashi là đủ để giúp món ăn thêm đậm đà, đồng thời bổ sung khoáng chất thiết yếu, ngoài ra, nước dashi còn có tác dụng điều chỉnh độ đặc loãng cho món ăn”.

Mẹ đảm Sài thành nuôi con cực khéo với công thức làm nước dùng dashi, nước cốt gà thơm ngon nức mũi, người lớn cũng thèm

Chị Anh Thư và bé Sunny (Ảnh: NVCC)

Chị Thư cũng cho biết thêm, có nhiều loại nước dashi để chế biến ăn dặm, như nước dashi làm từ tảo biển kombu và cá khô bào katsuo, nước dashi làm từ rau củ và nước dashi làm từ xương, ngoài ra các mẹ có thể tham khảo thêm nước cốt gà, cũng là một gợi ý hay, nhiều dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, cần lưu ý trong giai đoạn trẻ dưới 12 tháng tuổi, không nên sử dụng nước dashi quá đậm đặc để đảm bảo không gây hại cho bộ máy tiêu hóa của trẻ. Theo đó, chị Thư cũng chia sẻ cụ thể cách làm từng loại nước dùng dashi cho bé như sau:

Cách chế biến dashi rau củ :

* Chỉ nên dùng 4-5 loại rau củ để đảm bảo dashi không bị loãng và bé dễ hấp thu, tiêu hoá hơn.

* 250g rau củ quả tương ứng 600-800ml nước, cứ thế bao nhiêu rau củ quả thì nhân bấy nhiêu nước lên nấu.

- Lưu ý nên bỏ rau củ lâu mềm như mía, bắp ngô, cà rốt ... vào nấu trong 20 phút, sau đó bỏ rau củ còn lại vào như khoai tây, su su, khoai lang... nấu tiếp 10 phút.

Mẹ đảm Sài thành nuôi con cực khéo với công thức làm nước dùng dashi, nước cốt gà thơm ngon nức mũi, người lớn cũng thèm

Mẹ đảm Sài thành nuôi con cực khéo với công thức làm nước dùng dashi, nước cốt gà thơm ngon nức mũi, người lớn cũng thèm

Mẹ đảm Sài thành nuôi con cực khéo với công thức làm nước dùng dashi, nước cốt gà thơm ngon nức mũi, người lớn cũng thèm

- Sau khi tắt bếp, lấy rau củ từng loại ra nghiền hoặc rây, nên rây khi còn nóng sẽ mịn và không bị lợn cợn.

-Cho nước dashi vào cháo để tăng khẩu vị của bé hoặc cho vào rau củ nghiền khi chế biến món ăn, làm nước tráng miệng cho bé.

- Đối với dashi rau củ thì các mẹ không cần quá rập khuôn, nấu những củ quả có vị ngọt tự nhiên là được. Tuy nhiên cũng hạn chế nấu các loại củ kị nhau.

Trong quá trình nấu dashi rau củ, chị Anh Thư thường chọn một số loại rau củ quả như sau:

+ Bắp: là nguồn giàu vitamin B, C, khoáng chất và chất xơ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hai loại chất chống ô xy hóa zeaxanthin và lutein có nhiều trong bắp tốt cho sức khỏe.

+ Cà rốt : Đây là loại củ rất tốt đồng thời cung cấp lượng lớn các chất dinh dưỡng như vitamin A,C,K và B6, magie, canxi, và rất nhiều chất xơ, phôtpho. Khi nào có nấu cà rốt, các mẹ tránh nấu chung với củ cải, vì sẽ mất chất dinh dưỡng của cả 2 loại củ này.

+ Mía: có vị ngọt và thơm rất hấp dẫn, tuy nhiên không nên nấu mía quá lâu dẫn đến dashi bị ngọt quá, lấn át các vị khác. Ngoài ra dùng mía còn có thể giúp con tăng cân hiệu quả.

+ Khoai lang: được ví như “thực phẩm vàng”, là nhờ những tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe con người như chống ung thư, cải thiện tiêu hoá... Bé nào hay bị táo bón nên ăn khoai lang.

+ Susu: là một thực phẩm tốt cho sức khoẻ như về tim mạch, tốt cho hệ tiêu hoá cũng như giúp hệ xương được chắc khoẻ. Ngoài ra các món ăn có susu đều rất thơm ngon.

+ Mướp: quả mướp có vị ngọt, tính mát, rất lành tính mẹ có thể sử dụng làm nhiều món ăn cho bé mà không sợ gây tác dụng phụ.

+ Đậu Hà Lan: đây là thực quả vô cùng bổ dưỡng, nó có vị ngọt dễ chịu bên cạnh đó có nhiều tác dụng như phòng ngừa bệnh về tim mạch, trị táo bón....

+ Bắp cải: Thành phần dinh dưỡng và lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây. Ngoài ra, vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau, làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Theo Đông y, bắp cải vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu..

Mẹ đảm Sài thành nuôi con cực khéo với công thức làm nước dùng dashi, nước cốt gà thơm ngon nức mũi, người lớn cũng thèm

Mẹ đảm Sài thành nuôi con cực khéo với công thức làm nước dùng dashi, nước cốt gà thơm ngon nức mũi, người lớn cũng thèm

Một số lưu ý khi nấu Dashi:

- Nước dashi nấu xong để nguội, lọc qua rây và cho vào khay trữ đông dùng dần (lưu ý chỉ dùng trong 1 tuần)

- Khi dùng mía nấu dashi nên nấu loãng (ngọt quá không tốt cho bé).

- Nên chọn bắp nếp hoặc bắp organic để nấu dashi, không nên mua bắp ngoài chợ vì đa phần những loại này đều biến đổi gen (GMO)

- Cà rốt kỵ củ cải không nên nấu chung vì sẽ gây mất chất.

- Khi dùng chỉ cần gỡ từng viên dashi hoặc rau củ hấp lại hoặc quay lò vi sóng, không cần đun.

Cách nấu dashi từ tảo bẹ kombu & cá bào katsuobushi (dashi kiểu Nhật).

Mẹ đảm Sài thành nuôi con cực khéo với công thức làm nước dùng dashi, nước cốt gà thơm ngon nức mũi, người lớn cũng thèm

Mẹ đảm Sài thành nuôi con cực khéo với công thức làm nước dùng dashi, nước cốt gà thơm ngon nức mũi, người lớn cũng thèm

Mẹ đảm Sài thành nuôi con cực khéo với công thức làm nước dùng dashi, nước cốt gà thơm ngon nức mũi, người lớn cũng thèm

Ngoài ra, chị Anh Thư cũng gợi ý rằng, các mẹ có thể nấu dashi từ gà hoặc xương heo. Lưu ý, nên dùng cho bé 8 tháng tuổi trở lên và dùng với lượng ít.

Dùng 2kg sườn non ninh với nấm hương hoặc rau củ quả như cà rốt, su hào, su su, bí đao mỗi thứ 300gr để có được 2-3 lít hỗn hợp nước cốt cho bé. Khi ninh nên để mở vung, hớt bọt và lọc váng mỡ thật kỹ.

Khi nấu xong mẹ có thể để nguội sau đó để vào tủ lạnh từ 3-4 tiếng để các cặn bẩn, mỡ, chất béo đông lại tích tụ thành lớp váng trên bề mặt. Lúc đó, chỉ cần dùng thìa hớt sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu sợ bé bị đầy bụng, khi ninh các mẹ hãy bỏ thêm một nhánh hành tím hoặc một mẩu gừng vào. Hành và gừng cũng hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy bụng tự nhiên rất tốt cho con.

Mẹ đảm Sài thành nuôi con cực khéo với công thức làm nước dùng dashi, nước cốt gà thơm ngon nức mũi, người lớn cũng thèm

Mẹ đảm Sài thành nuôi con cực khéo với công thức làm nước dùng dashi, nước cốt gà thơm ngon nức mũi, người lớn cũng thèm

Mẹ đảm Sài thành nuôi con cực khéo với công thức làm nước dùng dashi, nước cốt gà thơm ngon nức mũi, người lớn cũng thèm

Mẹ đảm Sài thành nuôi con cực khéo với công thức làm nước dùng dashi, nước cốt gà thơm ngon nức mũi, người lớn cũng thèm

Một số món ăn với nước dashi của bé Sunny (Ảnh: NVCC)

Sau khi nấu xong mẹ cho vào các khay/hộp bỏ vào tủ đông, mỗi lần nấu đun nóng nước cốt trong nồi cho rã đông. Lưu ý, không nên chọn loại xương ống có nhiều tủy. Bởi thành phần đạm trong tủy thì ít, chất béo thì nhiều, mà chất béo trong tủy lại là chất béo no, hay nói cách khác là chất béo khó tiêu nên khi vào cơ thể, nó sẽ hạn chế việc hấp thu.

Văn Anh  

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Cay cú vì bị bạn trai 'đá', nàng KOL gây sốt toàn cõi mạng khi giảm liền tù tì 50kg

Đọc nhiều nhất