Mẹ chăm con theo cách này, CẢ MÙA HÈ CON KHỎE MẠNH , không cần dùng bất cứ viên thuốc nào
Tin liên quan
Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả
Mùa hè nóng bức khiến bé dễ mắc bệnh, vì vậy mẹ nên cho bé ăn nhiều loại trái cây, rau quả mùa hè như cà chua, dưa chuột, dưa hấu, lê, nho, đào và các loại trái cây khác. Những loại trái cây và rau quả không chỉ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và fructose giúp bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch cho bé trong ngày hè.
Bổ sung nước và dinh dưỡng kịp thời
Nhiệt độ mùa hè thường tăng cao khiến các bé dễ đổ mồ hôi. Vì vậy, mẹ nên bổ sung nước và chất dinh dưỡng kịp thời cho bé. Mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn. Nếu bé đổ mồ hôi nhiều, mẹ nên bổ sung thêm một chút đường và muối. Tốt nhất mẹ không nên cho bé uống nước ngọt vì nước ngọt chứa nhiều chất phụ gia, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Hơn nữa, đồ uống chứa lượng đường cao không thể làm dịu cơn khát, ngược lại gây lợi tiểu, khiến bé mất nước nhanh hơn.
Bổ sung chất đạm
Vào mùa hè, em bé vận động rất nhiều và tiêu thụ 1 lượng năng lượng lớn. Do đó, qua chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ hãy bổ sung đủ lượng chất đạm để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của bé. Mẹ nên cho bé ăn thêm sữa, trứng, đậu nành… Những thực phẩm này không chỉ chứa lượng đạm cao mà còn chứa nhiều canxi giúp xương chắc và răng khỏe.
Chú ý đến vệ sinh thực phẩm
Do nhiệt độ tăng cao trong mùa hè, thức ăn rất dễ bị ôi thiu. Do đó, mẹ nên chú ý bảo quản thực phẩm của bé và nên cho bé ăn những đồ ăn được chế biến trong ngày. Mẹ không nên cho bé ăn đồ ăn để qua đêm trong tủ lạnh. Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé ăn các đồ ăn trong bát, đĩa riêng, được làm sạch và khử trùng đảm bảo.
Hạn chế cho trẻ ăn đồ lạnh
Do thời tiết quá nóng, rất nhiều bé thích ăn đồ ăn tạo cảm giác mát lạnh như kem, nước lạnh. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 3 tuổi, tốt nhất mẹ không nên cho trẻ ăn đồ lạnh.
Đa dạng hóa nguồn thực phẩm
Dù bé bao nhiêu tuổi, mẹ vẫn chú ý đa dạng hóa nguồn thực phẩm và luân phiên thay đổi thực phẩm cho trẻ. Nếu không, bé sẽ thiếu 1 loại dinh dưỡng nhất định. Về lâu về dài, tình trạng thiếu chất dinh dưỡng này sẽ khiến trẻ mắc bệnh.
Những chú ý giúp mẹ phòng ngừa tiêu chảy cho bé:
- Cho bé bú càng nhiều càng tốt, tránh cai sữa bé trong thời tiết nóng
- Tránh cho bé tiếp xúc với em bé khác bị tiêu chảy
- Chú ý rửa tay cho bé trước, sau khi ăn
- Thường xuyên vệ sinh bình sữa, núm vú giả, đồ chơi của trẻ
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, cần khử trùng dụng cụ ăn uống cho bé hàng ngày
Quỳnh Trang/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất