Mẹ bầu nào bá đạo bất chấp hết những quy tắc này khi tắm, sẽ gây hại cả mẹ lẫn con

Mẹ bầu nào bá đạo bất chấp hết những quy tắc này khi tắm, sẽ gây hại cả mẹ lẫn con

Quỳnh Trang 2017-09-24 07:00
- Khi tắm, mẹ bầu cũng nên chú ý nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai nên thường xuyên tắm gội

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi sinh lý đặc biệt, chẳng hạn như tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn tiết ra mạnh mẽ. Vì vậy, mẹ bầu cần tắm nhiều hơn để giữ cơ thể luôn sạch sẽ, ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như các bệnh ngoài da khác.

Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn

Các mẹ bầu nên tắm bằng vòi hoa sen thay vì tắm bồn. Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ sản xuất lượng progesterone lớn hơn, làm tăng tiết dịch nhờn cũng như làm âm đạo cũng mở rộng. Mẹ bầu không nên tắm bồn để tránh nhiễm khuẩn từ bồn tắm gây viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, tử cung hoặc nhiễm trùng âm đạo.

Tắm khi mang thai, mẹ bầu không chú ý đến điều này sẽ gây hại cả mẹ lẫn con

Phụ nữ mang thai không nên tắm ở nhiệt độ quá cao

Phụ nữ trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ không nên tắm nước quá nóng. Bởi vì nhiệt độ nước hoặc nhiệt độ phòng quá cao có thể dẫn đến thiếu oxy trong máu của người mẹ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vào cuối thời kỳ mang thai, người mẹ cũng không nên tắm rửa trong nước quá nóng. Nhiệt độ lý tưởng cho nước tắm của phụ nữ là từ 27-37 độ C.

Thời gian tắm cho phụ nữ mang thai

Các mẹ bầu nên tắm trong khoảng thời gian từ 15-20 phút. Phụ nữ mang thai tắm trong thời gian quá dài dễ bị mệt mỏi, thiếu oxy, chóng mặt gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của thai nhi.

Tắm khi mang thai, mẹ bầu không chú ý đến điều này sẽ gây hại cả mẹ lẫn con

Phụ nữ có thai nên tắm bao nhiều lần một ngày?

Số lần tắm trong ngày của mẹ bầu thường dựa trên thói quen cá nhân cũng như thời tiết. Phụ nữ mang thai nên tắm mỗi ngày một lần và hai lần mỗi ngày nếu vào mùa hè. Khi mang thai, tỷ lệ trao đổi chất của người phụ nữ tăng lên, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn tiết nhiều hơn so với người bình thường. Vì vậy, bạn nên thường xuyên tắm gội để giữ cơ thể luôn sạch sẽ, tránh nhiễm trùng.

Khi tắm, mẹ bầu nên chú ý làm sạch những bộ phận nhạy cảm này

Vùng kín

Ngoài làm sạch cơ thể, mẹ bầu nên làm sạch vùng kín mỗi ngày. Mẹ nên dùng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh vùng kín. Sau khi tắm, bạn không nên vội vàng mặc đồ lót, hãy mặc một chiếc váy rộng trước để vùng kín được khô ráo, giúp ngăn ngừa nấm ngứa hiệu quả.  

Tắm khi mang thai mẹ bầu không chú ý đến điều này sẽ gây hại cả mẹ lẫn con

Núm vú

Mẹ bầu nên dùng một chút dầu ô liu để vệ sinh núm vú. Tuy nhiên, tránh vê núm vú nhiều vì có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sinh non.

Rốn

Để làm sạch rốn, khi tắm, bạn nên dùng tăm bông, nhúng trong nước sạch để lau rửa nhẹ nhàng. 

Cổ, tai

Cổ, tai là những bộ phận dễ bám bẩn nhưng ít được chú ý. Khi tắm gội, bạn nên làm sạch hai bộ phận này bằng cách chà xát nhẹ bằng ngón tay.

Nách

Nách là bộ phận ra nhiều mồ hôi, đặc biệt trong thời kỳ mang thai. Bạn nên làm sạch kỹ bộ phận này bằng chanh tươi và nước ấm.

 Quỳnh Trang/Theo Imama

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


4 cung hoàng đạo càng yêu xa càng yêu sâu đậm, dù có thế nào vẫn giữ trong tim lòng chung thủy

Đọc nhiều nhất