Lịch tiêm chủng cho bé năm 2018 và những điều mẹ PHẢI biết sau tiêm

Lịch tiêm chủng cho bé năm 2018 và những điều mẹ PHẢI biết sau tiêm

2017-11-21 19:50
- Các mẹ chú ý lịch tiêm chủng này đảm bảo cho bé được tiêm chủng đầy đủ.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đầy đủ ngay từ lúc chào đời giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trẻ từ đó tránh được việc bé mắc phải các căn bệnh từ đơn giản đến nguy hiểm.  

Chính vì thế, theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, các mẹ cần nắm vững chi tiết lịch tiêm chủng cho bé năm 2018 để thực hiện đúng độ tuổi, đúng thời gian. Điều đó góp phần rất lớn trong việc phòng bệnh, mức độ rủi ro mắc bệnh sẽ được giảm rất đáng kể so với những bé không được tiêm chủng hoặc cách quá xa thời gian quy định.  

Tiêm chủng cho trẻ là điều vô cùng cần thiết và không nên trì hoãn. Ảnh minh họa  

Cụ thể, lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo độ tuổi như sau:  

Giai đoạn sơ sinh:  

- Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh  

- Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao  

02 tháng  

- Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib  mũi 1 mũi 1 (vắc xin 5 trong 1)  

- Uống vắc xin bại liệt lần 1  

03 tháng  

- Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib  mũi 1 mũi 2  

- Uống vắc xin bại liệt lần 2  

04 tháng  

- Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 3  

- Uống vắc xin bại liệt lần 3  

09 tháng  

- Tiêm vắc xin sởi mũi 1  

 

Mỗi độ tuổi trẻ cần phải tiêm các mũi phòng bệnh khác nhau. Ảnh minh họa  

18 tháng  

- Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván mũi 4  

- Tiêm vắc xin sởi - rubella (MR)  

Từ 12 tháng tuổi  

- Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1  

-  Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 (hai tuần sau mũi 1)  

-  Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2)  

Từ 2 đến 5 tuổi  

- Vắc xin Tả 2 lần uống (vùng nguy cơ cao) (lần 2 sau lần một 2 tuần)  

Từ 3 đến 10 tuổi  

- Vắc xin Thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao)  

Mẹ cần lưu ý sau khi cho con đi tiêm chủng:  

- Giảm đau tại chỗ tiêm: Sau khi tiêm chủng, chỗ tiêm trên da của trẻ thường nổi cục cứng, sưng đỏ và rất đau là hiện tượng hoàn toàn bình thường, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng.  

tiêm chủng cho con

Cần theo dõi biểu hiện của con sau khi tiêm chủng để kịp thời ứng phó. Ảnh minh họa  

Mẹ có thể sử dụng đá để chườm lạnh, sau 24 giờ chườm nóng để giảm đau cho con, để các vết sưng tấy mau biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.  

-  Giảm sốt cho con : Sau khi tiêm, các trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ, mẹ nên cho con mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dùng khăn mềm và nước ấm lau người cho trẻ.  

Có thể dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Nếu con có biểu hiện bất thường như co giật, da xanh tím tái, khóc nhiều thì cần phải đưa đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.      

Lịch tiêm chủng cho bé do Bác sĩ Nguyễn Văn Mạnh, bác sĩ chuyên khoa, Bệnh viện đa khoa Thủ Đức cung cấp.      

 Theo Vũ Nga/Khampha

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Cách làm pudding xoài tươi và 10 món từ xoài ngon chảy nước miếng

Đọc nhiều nhất