Lạnh sống lưng 24s cận cảnh quá trình tiêm gây tê ngoài màng cứng khiến triệu ông bố đều bật khóc thương vợ!
Tin liên quan
Mình biết nhiều mẹ đã từng tiêm gây tê ngoài màng cứng để đẻ không đau. Nhưng mình biết chắc nhiều khi các mẹ cũng chẳng biết bác sĩ làm gì sau lưng mình đâu phải không ạ?
Thế nên hôm nay em gởi các mẹ xem những hình ảnh này để hình dung lại toàn bộ quá trình sinh không đau của mình. Mẹ nào chưa sinh và sắp sinh xem xong cũng coi như chuẩn bị tinh thần cho mình thật kỹ lưỡng trước khi vào phòng sinh ạ.
Đây là hình ảnh của toàn bộ quá trình tiêm gây ngoài màng cứng được cắt ra từ 1 clip. Các mẹ hình dung kỹ nha:
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng là thủ thuật gây mê hồi sức. Các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ bơm một lượng thuốc tê nhỏ liên tục vào khoang ngoài màng cứng bao bọc xung quanh tủy sống để giúp mẹ giảm đau khi chuyển dạ. Nhờ đó, bà đẻ sẽ đỡ mất sức, cuộc chuyển dạ sẽ xảy ra nhanh và nhẹ nhàng hơn.
Đây là một thủ thuật y khoa nên khó tránh khỏi những hiểu nhầm do thiếu kiến thức, các mẹ cần hiểu kỹ hơn trước khi lựa chọn nha:
Cảm giác đau đớn khi tiêm gây tê ngoài màng cứng
Cảm giác đau do gây tê cũng kinh khủng, không kém cảm giác đau chuyển dạ vì ngoài mũi tiêm thuốc tê ban đầu, còn có công đoạn luồn ống nhựa vào trong cột sống sau đó. Tuy nhiên, nếu bình tĩnh thì các mẹ vẫn có thể đón nhận nó một cách tốt nhất. Các ống kim gây tê ngoài màng cứng chỉ được đặt tại chỗ tiêm trong vòng 1-2 phút, đủ dài để đưa một ống thông dài, mỏng và đàn hồi vào, có kích thước như một chiếc bút chì vào khoang màng cứng. Ống kim gây tê tủy sống thậm chí còn nhỏ hơn, chỉ như một sợi tóc.
Nhưng trước khi thủ thuật này diễn ra, vùng được tiêm sẽ được gây tê cục bộ bằng một mũi tiêm rất nhanh và nhỏ, trong khoảng 10 giây. Và khi tiến hành thủ thuật gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống, mẹ sẽ cảm thấy có áp lực, nhưng sẽ không cảm thấy đau nữa.
Thuốc tê tiêm ngoài màng cứng chỉ có tác dụng giảm đau 70% chứ không phải 100% như các mẹ vẫn nghĩ.
Phản ứng phụ sau tiêm kinh sợ
Sau sinh, nhiều bà mẹ đã từng tiêm gây tê ngoài màng cứng bị đau lưng rất dữ. Sự thật là gây tê ngoài màng cứng an toàn trong hầu hết các trường hợp. Nếu thực sự có biến chứng có xảy ra thì nó chỉ có thể là những ảnh hưởng ngắn hạn, hơi khó chịu nhưng rất hiếm khi gây đe dọa tính mạng.
Phản ứng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm gây tê ngoài màng cứng là tụt huyết áp. Tình trạng này thường xảy ra khi sử dụng thuốc gây tê liều cao và có thể ảnh hưởng đến em bé. Nhưng nếu được điều trị kịp thời sẽ không có ảnh hưởng gì đến cả mẹ và em bé. Ngoài ra, có thể một số mẹ có cảm giác buồn nôn, tỷ lệ ảnh hưởng đến 20-30% số ca tiêm. Hoặc có thể ngứa, tỷ lệ ảnh hưởng từ 30-50% số trường hợp.
Một tình huống khác là mẹ có thể sẽ bị sốt trong khi chuyển dạ và thường xảy ra với khoảng 20% số trường hợp. Chưa có lý giải về hiện tượng này nhưng một giả thiết cho rằng do không cảm thấy đau nên cũng bớt gắng sức và ít đổ mồ hôi hơn. Và đó là lý do khiến cơ thể khó thoát nhiệt hơn. Tình trạng sốt sau khi tiêm gây tê màng cứng không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của em bé, nhưng do hiện tượng sốt chưa rõ ràng và nghi vấn nhiễm trùng của trẻ sơ sinh nên nhiều bà mẹ và em bé có xu hướng phải sử dụng thuốc kháng sinh.
Một biến chứng khác, rất hiếm gặp, chỉ xảy ra với 1% số bệnh nhân là đau vùng cột sống, kéo dài trong vài ngày và khiến cho mẹ vô cùng khó chịu.
Những biến chứng rất hiếm gặp bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương thần kinh, thở chậm hoặc ngừng thở, co giật, thậm chí tử vong nếu thuốc được tiêm đột ngột vào dòng máu. Tuy nhiên, các bác sỹ gây mê thường đã được đào tạo và sẽ không bao giờ để tình huống này xảy ra.
Tuy không có công nhận khoa học nhưng không ít bà mẹ sau khi tiêm gây tê ngoài màng cứng cho biết trí nhớ của họ đã suy giảm đáng kể (Cái này ở trường hợp của em chưa rõ lắm nên chưa thể khẳng định ạ!).
Thuốc tiêm gây tê màng cứng có hại cho bé?
Bất kỳ loại thuốc nào bạn sử dụng để giảm đau trong quá trình chuyển dạ, sinh con cũng có thể có tác động đến em bé. Tuy nhiên, với thủ thuật gây tê ngoài màng cứng, lượng thuốc đi vào dòng máu của bạn là khá nhỏ và với thủ thuật gây tê tủy sống, lượng thuốc còn ít hơn nữa. Cần có nhiều nghiên cứu hơn về vấn đề này, nhưng hiện tại vẫn chưa có bằng chứng chứng minh rằng một lượng nhỏ thuốc mà em bé hấp thu vào cơ thể có thể gây hại cho em bé.
Sự khác biệt giữa tiêm gây tê ngoài màng cứng và tiêm gây tê tủy sống:
Tiêm gây tê ngoài màng cứng hay tiêm gây tê tủy sống đều là những phương pháp giảm đau trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên giữa hai cái này rất khác nhau.
Trong khi tiêm gây tê ngoài màng cứng là tiêm thuốc gây tê vào khoang màng cứng và chỉ có tác dụng sau 15 phút thì gây tê tủy sống sẽ trực tiếp tiêm thuốc gây tê vào dịch não tủy và tác dụng của thuốc sẽ phát huy ngay sau 5 phút.
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng thường dùng trong sinh thường để giảm cơn đau đẻ nên thường được gọi là phương pháp sinh không đau.
Còn gây tê tủy sống lại thường được dùng khi mổ lấy thai.
Để hiểu hơn về sự khác biệt này các mẹ có thể theo dõi bảng so sánh sau đây:
Các mẹ nhà mình cần phải biết phân biệt giữa hai cái này để biết mình đưa ra quyết định nào là đúng đắn khi lên bàn sinh trong các trường hợp sinh thường, sinh mổ nha!
Theo Webtretho
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất