Kinh nghiệm đối phó ra mồ hôi mùa lạnh cho bé

Kinh nghiệm đối phó ra mồ hôi mùa lạnh cho bé

- Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh giao cảm chưa hoàn thiện nên việc ra mồ hôi trộm khá phổ biến. Thêm vào đó, còn nhiều nguyên nhân khiến bé ra mồ hôi trộm như thiếu vitamin D, hoặc bị cha mẹ “ủ” quá nóng cũng khiến bé đổ mồ hôi.

Mùa hè, ăn mặc thoáng mát hay sử dụng điều hòa nhiệt độ thường xuyên có thể giúp cha mẹ dễ dàng đối phó với việc bé đổ mồ hôi. Nhưng mùa đông, các lớp quần áo dày, chăn đệm ủ kín hoặc phút “ngủ quên” của cha mẹ có thể khiến chứng đổ mồ hôi trộm gây họa cho bé. Bởi lẽ, mồ hôi bốc hơi gặp lạnh sẽ rất dễ khiến bé cảm lạnh, viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi.

Dưới đây là một vài cách giúp cha mẹ đối phó với chứng ra mồ hôi cho bé vào mùa lạnh.

Quần áo lót thoáng, thấm hút tốt

Để chống lạnh, cha mẹ cần mặc cho bé ấm áp, nhưng không nên bí quá. Đặc biệt, lớp quần áo lót bên trong nên có chất liệu thấm hút tốt để dễ dàng thấm hút mồ hôi, không gây bí cho da trẻ.

Kinh nghiệm đối phó ra mồ hôi mùa lạnh cho bé

Mùa đông cha mẹ càng phải lưu xử trí khi bé đổ môi hôi, phòng cảm lạnh cho bé (Ảnh: office-sound-masking.

Trong những ngày lạnh giá, cha mẹ không nên vì quá sợ lạnh mà ủ con kín, mặc quá nhiều lớp áo len, áo bông dày… làm trẻ nóng sẽ ra mồ hôi hoặc khó phát hiện bé ra mồ hôi để kịp lau khô cho trẻ.

Sẵn sàng khăn thấm mồ hôi cho bé

Khăn xô, khăn sữa sẽ là những “trợ tá” đắc lực cho cha mẹ trong việc phòng chống ra mồ hôi trôm ở trẻ, nhất là với các bé sơ sinh. Cha mẹ có thể lót khăn dưới lưng, dưới gáy, dưới gối hoặc dùng khăn thấm các kẽ tay/ kẽ chân, mông… của bé để thấm mồ hôi. Chú ý cần thay khăn liên tục giữ vệ sinh, để làn da của bé luôn khô thoáng, sạch sẽ và ấm áp.

Giữ ấm mỗi lần thay đồ cho bé

Mồ hôi gặp lạnh bốc hơi nhanh có thể khiến trẻ dễ dàng bị cảm lạnh. Vì thế, khi thay quần áo cho bé, nhất là lúc bé bị ra mồ hôi, cha mẹ cần đảm bảo phòng ấm, không bị gió lùa.

Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng

Mùa đông trẻ sẽ cần nhiều năng lượng hơn để cơ thể chống lại giá lạnh. Vì thế, cha mẹ cũng cần chú ý đến khẩu phần dinh dưỡng của trẻ, đảm bảo cho con đủ chất. Không bị thiếu chất thì trẻ sẽ hạn chế các triệu chứng như đổ môi hôi, trằn trọc, quấy khóc…

Khám bác sỹ khi bé đổ mồ hôi bất thường

Đối với trẻ bị ra mồ hôi bất thường như: mồ hôi đầm đìa, mồ hôi nhiều ở bàn tay, bàn chân, gáy… kèm với những triệu chứng khó ngủ, trằn trọc, quấy khóc, rụng tóc… tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và có hướng can thiệp kịp thời. Còn với tình trạng bé ra mồ hôi

Những thời điểm cần lưu ý kiểm tra bé ra mồ hôi

Những thời điểm “nhạy cảm” mà bé dễ ra mồ hôi gồm có:

ra mồ hôi mùa lạnh

Một trong những thời điểm bé ra nhiều mồ hôi mà cha mẹ cần lưu ý là trong khi bé bú mẹ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh (Ảnh: Nhne-pulse.org.)

-Trong khi bú: Với trẻ sơ sinh, bú cũng là một hoạt động tốn sức. Khi bú, bé có thể ra nhiều mồ hôi. Nếu không lau, thấm kịp bé sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh. Để phòng ngừa, mẹ có thể lót dưới gáy/ lưng bé một chiếc khăn xô mỏng, hút ẩm tốt để thấm hết mồ hôi cho con.

- Trong khi ngủ: Đừng nghĩ, bé ngủ ngoan trong chăn ấm đệm êm là an tâm vì đây lại là thời điểm trẻ hay ra mồ hôi trộm nhất. Cha mẹ phải thường xuyên kiểm tra cho bé trong giấc ngủ, nếu phát hiện trẻ ra mồ hôi nên kịp thời lau khô cho bé.

- Khi bé chơi, nô đùa và hoạt động mạnh: Dưới các lớp áo len, áo khoác, mồ hôi khó thoát ra, nhất là trong lúc bé đang nô đùa, hoạt động. Vì vậy, cha mẹ hoặc người chăm sóc phải chú ý kiểm tra liên tục.

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


6 tư thế yoga biến chân to như chân voi thành thon dài như đôi đũa

Đọc nhiều nhất