Khám phá 6 điều "bí ẩn" về kẹp dây rốn chậm
Tin liên quan
Các chuyên gia sản khoa đều cho rằng việc kẹp dây rốn ngay lập tức sẽ tước đi vô vàn lợi ích về sức khỏe đối với trẻ sơ sinh. Kẹp dây rốn chậm vài phút sau sinh tức là không can thiệp gì và đợi đến khi dây rốn ngừng đập mới cắt sẽ giúp bé nhận được lượng máu quý giá từ nhau thai.
Sau khi chào đời, phổi của em bé bắt đầu phải tự làm việc và đảm nhận công việc đưa oxy vào máu. Sau 2-3 phút chào đời, lưu lượng máu truyền đến nhau thai mới dừng lại. Tức là trong khoảng thời gian này, bé vẫn được nhận máu từ mẹ. Lượng máu này quan trọng bởi nó cung cấp thêm 30% tế bào hồng cầu, tế bào gốc và sắt.
Ở Việt Nam, chỉ có một số bệnh viện quốc tế áp dụng phương pháp này và chỉ áp dụng đối với trường hợp sinh thường. Có rất nhiều những lầm tưởng về cắt dây rốn chậm, khiến nó không được phép áp dụng rộng rãi.
Lầm tưởng 1: Chỉ có trẻ sinh non mới được hưởng lợi từ cắt dây rốn chậm
Đối với trẻ sinh non, nếu được cắt dây rốn chậm khoảng vài phút có thể giảm nguy cơ chảy máu não và tổn thương ruột. Trẻ sinh non được truyền thêm máu qua nhau thai, có thêm sắt trong máu và giảm nhu cầu truyền máu. Đối với trẻ sinh đủ tháng, việc cắt dây rốn chậm vẫn mang lại nhiều lợi ích. Bé sẽ có quá trình chuyển đổi thuận lợi hơn và hệ hô hấp cũng hoàn thiện hơn.
Lầm tưởng 2: Cắt dây rốn chậm có thể dẫn tới chứng vàng da
Một trong những lý do cắt dây rốn chậm bị phản đối là vì nó có thể tăng nguy cơ vàng da cho trẻ sơ sinh. Vàng da xảy ra khi bilirubin tăng cao trong máu. Hầu hết các bé bị vàng da nhẹ trong vài tuần đầu sau khi sinh, gọi là vàng da sinh lý. Vàng da bệnh lý là trường hợp tiến triển nặng có thể gây điếc và tổn thương não nếu không được điều trị kịp thời. Bé bị vàng da bệnh lý thường được chiếu đèn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ bị vàng da nếu được kẹp rốn chậm sẽ có thời gian điều trị ngắn hơn những trẻ được kẹp rốn sớm.
Lầm tưởng 3: Cắt dây rốn chậm có thể dẫn tới nguy cơ chảy máu sau sinh
Nhiều lầm tưởng cho rằng cắt dây rốn chậm là nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu sau sinh ở sản phụ. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào chứng minh chảy máu sau sinh liên quan đến cắt dây rốn chậm. Chảy máu sau sinh có thể do sản phụ bị sót nhau, bị đờ tử cung hoặc bị các chấn thương đường sinh dục như rách âm hộ, rách âm đạo, rách cổ tử cung.
Lầm tưởng 4: Dây rốn cần được cắt ngay nếu em bé đang cần hỗ trợ về hô hấp
Khoảng 10% trẻ sơ sinh sau khi chào đời cần hỗ trợ về hô hấp. Khoảng 1% trẻ cần hồi sức tim phổi sau khi ra khỏi tử cung của người mẹ, thích nghi với cuộc sống bên ngoài. Thông thường trẻ sơ sinh sẽ tự thở bằng phổi của chính mình sau 10 giây ra khỏi bụng mẹ. Bé có thể gặp khó khăn trong những nhịp thở đầu tiên, nhịp thở có thể không đều hoặc ngắt quãng. Trong khoảng thời gian này, nếu bé vẫn chưa bị cắt dây rốn, thì bé vẫn có thể nhận oxy qua nhau thai và có nhịp thở tốt hơn. Bởi vậy nếu em bé đang gặp khó khăn về hô hấp, thì việc cắt dây rốn chậm sẽ hỗ trợ bé rất nhiều.
Lầm tưởng 5: Bé đặt trên bụng mẹ sẽ không được nhận máu truyền qua nhau thai
Đây là điều hoàn toàn sai lầm. Việc bé sau khi sinh được đặt ở vị trí nào thì bé vẫn được nhận nguồn máu quý giá qua nhau thai, chỉ khác là thời gian nhận được bao lâu. Nếu bé được đặt ngay phía dưới, gần nhau thai, bé sẽ được nhận máu trong khoảng 3 phút. Nếu bé được đặt trên bụng mẹ hoặc gần ngực mẹ, bé sẽ được nhận máu trong khoảng 5 phút.
Lầm tưởng 6: Bé nhận được quá nhiều máu hay thừa máu
Sau khi sinh, máu trong nhau thai vẫn tiếp tục lưu thông để nuôi dưỡng bé trong khi đợi hệ hô hấp của bé thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Việc bé bị thừa máu là điều không thể vì lượng máu lưu chuyển từ nhau thai đến bé, sau đó máu lại quay trở lại nhau thai khi bé chào đời.
Việt Hà – Dịch từ BB
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất