Hậu quả khôn lường khi so sánh con với trẻ khác

Hậu quả khôn lường khi so sánh con với trẻ khác

2016-09-09 07:27
- Mỗi lần quát con, chị lại gầm lên “con mà ngoan bằng nửa bạn My nhà hàng xóm thì mẹ đỡ khổ”, “con chỉ đáng xách dép cho bạn My thôi”, hay “sao con ngang bướng thế, không như bạn My”.

Bé Lan nhà chị Mai vừa lên lớp 1, tuy là con gái nhưng bé rất hiếu động, thích những trò chơi mà theo chị Mai chỉ giành cho tụi con trai. Mới vào lớp 1 được vài ngày mà hầu như ngày nào đi đón con chị cũng phải nghe cô giáo chủ nhiệm của bé phàn nàn việc bé ở trong lớp hay chọc phá bạn, không tập trung nghe giảng.

Nhìn con nhà hàng xóm mà chị phát thèm. Đứa con gái út nhà ấy bằng tuổi bé Lan nhà chị, nhưng nói năng, đi lại nhẹ nhàng. Nhiều lần con bé sang chơi, dù có say mê với đống đồ chơi đến mấy thì chỉ cần bố mẹ cất tiếng gọi là cô bé nhanh nhảu bỏ đồ chơi, khoanh tay chào người lớn rồi chạy về. Bé Lan thì gọi khản cổ mới chịu về nhà.

Vì sao cha mẹ cần dừng ngay việc so sánh con với trẻ khác?

Tâm lí so sánh con mình với con nhà hàng xóm bắt đầu nảy sinh trong những lần chị quát mắng con. (Ảnh  minh họa).

Tâm lí so sánh con mình với con nhà hàng xóm bắt đầu nảy sinh, trong những lần quát mắng con, chị lại gầm lên “con mà ngoan bằng nửa bạn My nhà hàng xóm thì mẹ đỡ khổ”, “con chỉ đáng xách dép cho bạn My thôi”, hay “sao con ngang bướng thế, không như bạn My”, "Con có phải là con gái không hả Lan, là con gái thì phải nhẹ nhàng như bạn My kìa"…

Rồi chuyện so sánh con với con nhà hàng xóm không chỉ được chị Mai áp dụng mỗi lần muốn "chỉnh" bé Lan, mà bà nội bé cũng bắt đầu thực hành phương pháp đó.

Ban đầu nghe thấy mẹ và bà nhắc đến bạn mỗi khi bị mắng, bé Lan chỉ lầm lũi cúi đầu. Nhưng dạo này, bé trở nên cứng đầu hơn, mẹ nói là “gân cổ” lên cãi “Mẹ khen bạn My thì sang mà đưa bạn ấy về nuôi”, "Mẹ là dì ghe của con đấy à? con ghét bạn My"; thậm chí con bé còn không thèm chơi với bé My như trước, mỗi lần thấy con bé nhà hàng xóm sang là Lan lại chạy về phòng đóng kín cửa.

Chị Mai đem mọi chuyện tâm sự lại với chồng. Nghe xong anh hỏi chị:

“Mục đích em đem con ra so sánh với con hàng xóm là gì? Anh biết, em xuất phát vì muốn cho con noi gương, học hỏi người khác. Nhưng em biết không, việc em làm không hề khiến con tốt hơn, sự so sánh chỉ làm nảy sinh trong lòng con nhiều cái để ghét để oán. Con bé sẽ sinh ra lòng ghen ghét đố kị với đứa trẻ mà em đem ra để so sánh. Con ghét bị so sánh nên con sẽ ghét luôn cái người so sánh với con. Điều này là không tốt một chút nào. Em và mẹ hãy dừng ngay việc này lại nếu không hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn.”

Hậu quả khôn lường khi so sánh con với trẻ khác

Trẻ dễ cảm thấy bị ám ảnh, oán giận khi cứ bị sống trong cảnh luôn bị so sánh với những đứa trẻ khác. (Ảnh minh họa).

Chị Mai không phải bà mẹ đầu tiên và duy nhất thường đem con mình ra so sánh với con nhà người khác. Đây có lẽ là “thói quen” mà nhiều ông bố, bà mẹ Việt mắc phải.

Theo chuyên gia tâm lí, việc bố mẹ so sánh bé với các bạn của mình hay so sánh với chính anh chị em của bé cũng khiến con cảm thấy bị tổn thương rất lớn. Ví dụ như việc trẻ bị điểm kém hoặc trẻ không có những năng khiếu mà bố mẹ mong muốn cũng thường xuyên bị bố mẹ nói ra sẽ khiến trẻ cảm thấy mình thua kém bạn bè rất nhiều, lâu dần sẽ làm cho con bị mặc cảm, xa lánh bạn bè bởi con luôn có ý nghĩ thắng thua hay mình thấp kém.

Nếu trẻ bị bố mẹ so sánh nhiều quá nên sống mặc cảm hạn chế giao tiếp, với những trẻ vị thành niên thì việc bị so sánh hay chê bai trước mặt nhiều người còn khiến con cảm thấy rất bị sốc và có những hành vi không đúng.

Chính vì thế, thay vì những lời chê bai so sánh bố mẹ có thể chọn những hình thức như động viên hoặc tìm cơ hội thích hợp để nói chuyện với trẻ như vậy vừa đạt được hiệu quả mà không khiến bé cảm thấy con thua kém bạn bè của mình nhiều quá.

Hậu quả khôn lường khi so sánh con với trẻ khác

Việc so sánh diễn ra quá nhiều sẽ làm cho bé bị khủng hoảng tâm lý. Nhiều bậc cha mẹ không muốn bé yêu của mình kiêu ngạo, tự cao nhưng cũng đừng nên làm trẻ cảm thấy chúng vô dụng và không có giá trị. Nên giúp bé nhìn nhận mọi vấn đề được tốt thay vì khiến cho trẻ phải trải qua những cảm giác như thắng thua, hơn thiệt. 

Trẻ sẽ bị ám ảnh, oán giận khi cứ bị sống trong cảnh luôn bị so sánh với những đứa trẻ khác. Đôi khi nhiều bé còn làm ngược lại những gì cha mẹ nói bởi vì trẻ cảm thấy mình quá kém cỏi hay con gét những người được so sánh, nhiều trẻ tìm mọi cách để thỏa mãn bố mẹ của mình và đánh mất đi ước mơ và con không có được tuổi thơ giống như bao bạn khác. Lời nói sẽ ám ảnh trẻ rất lâu chính vì thế mà bố mẹ không nên so sánh trẻ quá nhiều.

Ngọc Linh 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Không chung huyết thống nhưng các mỹ nữ này lại giống nhau tới khủng khiếp

Đọc nhiều nhất