Để trải qua ca sinh mổ người mẹ phải rạch đến 7 lớp da đau đớn như thế nào
Tin liên quan
Nhiều người theo quan niệm cũ cứ cho rằng sinh mổ thì người mẹ sẽ bớt đau đớn hơn, giữ được dáng vóc dễ dàng hơn. Thế nhưng, sau khi xem chùm ảnh dưới đây, chắc chắn những ai đã từng suy nghĩ phiến diện như vậy sẽ phải thay đổi cái nhìn của mình.
Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước khác trên thế giới đàn bà sinh mổ luôn bị dành cho ánh nhìn rất xem thường. Trước đây, đã từng có một bộ ảnh sinh mổ rất xúc động của các bà mẹ trên khắp thế giới để chống lại sự kỳ thị vô lý này. Và giờ đây trong một bộ ảnh trọn vẹn từ A-Z quá trình sinh mổ của một người phụ nữ sẽ được lột tả một cách chân thực nhất đến từng cm.
Khi mẹ không đảm bảo đủ điều kiện sinh thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ sinh mổ để tránh rủi ro tai biến cho cả mẹ và con trong ca sinh. Hiểu nôm na sinh mổ nghĩa là rạch bụng và đưa em bé từ trong tử cung ra ngoài.
Thông thường các mẹ hay hình dung một ca sinh mổ đơn giản thế này: Bà đẻ được đưa vào phòng phẫu thuật. Bác sĩ làm thủ tục sát khuẩn, rạch bụng rồi đưa em bé ra ngoài. Sau đó em bé được làm sạch và sản phụ được quấn băng chỉn chu để đẩy ra ngoài gặp gỡ người nhà. Ai cũng cảm thấy hạnh phúc tràn ngập sau những chờ đợi quá lâu. Thế nhưng, tất cả quá trình hình dung này vẫn chưa phải là những gì chi tiết nhất để thấy được toàn bộ từ A-Z ca sinh mổ phải trải qua những gì. Chính vì vậy, bộ ảnh này sẽ giúp các mẹ hình dung một cách cụ thể nhất.
Điều quan trọng trước hết chính là khâu gây tê. Nếu rơi vào trường hợp khẩn, để ca phẫu thuật được tiến hành sớm hơn và giảm thiểu tai biến, các bác sĩ sẽ cho chụp thuốc mê. Còn thông thường, luôn là giải pháp gây tê từng vùng.
Một y tá trong ê-kip trực sinh sẽ viết lại chi tiết hồ sơ cho đứa bé sắp chào đời.
Rất nhiều dụng cụ y tế phục vụ cho ca mổ được sắp xếp cẩn thận để bước vào ca mổ.
Trước khi phẫu thuật, các bác sĩ kiểm tra tim thai kỹ lưỡng một lần nữa.
Sát trùng vị trí phẫu thuật là khâu quan trọng trong quá trình mổ.
Tấm vải xanh huyền thoại trong tất cả ca sinh mổ được phủ lên cơ thể người mẹ, chỉ để hở ra phần cần phẫu thuật.
Để đảm bảo không có bất kỳ sơ suất nào gây nhiễm khuẩn, bác sĩ đeo găng tay, một lần nữa khử trùng sạch sẽ trước khi tiến hành mổ.
Những thao tác gấp rút cuối cùng để chuẩn bị vào ca mổ.
Không như mường tượng của nhiều người một nhát dao mổ phanh bụng, khi mổ bắt thai các bác sĩ phải rạch nhẹ nhàng ngang lớp biểu bì trước tiên.
Sau vết rạch biểu bì, từ từ mở từng lớp một. Phải qua đến 7 lớp da bụng thì mới có thể rạch một đường lớn tạo “miệng” cho thai nhi chui ra. Tùy vào kích thước đầu thai nhi với số liệu chính xác đến từng milimet mà có được chiều dài vết rạch.
Miệng vết rạch sẽ luôn chảy máu trong suốt quá tình bắt thai nên luôn phải dùng đến bông gạc để cầm máu.
Vết mổ trông rất đau đớn và đúng nghĩa đen các mẹ hay gọi là tan hoang đến từng thớ thịt, thế nhưng với tác dụng của thuốc gây tê hoặc thuốc mê, mẹ sẽ khôn cảm nhận được cơn đau cho đến khi ra phòng.
Nếu có cảnh nào chân thật hơn để ghi lại mỡ người thì đó là bức ảnh này.
Sau khi mở từng lớp bụng xong, tử cung sẽ lộ ra.
Vì phần đầu thai nhi là bộ phận tiếp cận đầu tiên nên phải thật cẩn thận.
Sau khi cắt đến lớp màng cuối cùng này thì đầu của thai nhi lộ ra với mái tóc ướp nhẹp ối.
Các bác sĩ sẽ dùng thủ thuật chuyên môn để đẩy nhẹ lên bụng sản phụ, đưa đầu đứa bé ra trước, sau nữa là đến phần cơ thể.
Vừa ra khỏi người mẹ, đứa bé được y tá làm sạch nước ối trong miệng.
Khoảnh khắc cắt đứt dây rốn, sợi dây kết nối giữa cơ thể mẹ và bé cũng là lúc tiếng khóc “oe oe” vang khắp phòng.
Không chỉ khóc, bé sơ sinh còn biết cười và toàn thân thì bê bết máu.
Để làm sạch người bé, y tá dùng bông gạc lau toàn bộ thân mình, nhất là ở phần tai, mũi, miệng.
Như vậy, lần tắm đầu tiên của bé không phải qua nước mà là bông gạc đã được thấm với một loại dịch chuyên dụng.
Sau khi lau sạch người bé xong, cuộn bé vào chăn và bế ra ngoài để tiêm phòng cùng với giấy tờ cá nhân của bé.
Mẹ trong phòng sinh vẫn phải trải qua những thủ thuật sau cùng.
Đầu tiên là lấy nhau thai ra. Nhau thai là thứ quá giá có thể lưu trữ để lấy tế bào gốc.
Sau khi hoàn tất việc lấy sạch nhau, bác sĩ bắt đầu khâu miệng vết mổ. Khi khâu cũng phải khâu ngược lại từng lớp một như khi mổ và tổng cộng có 7 lớp tất cả.
Những loại chỉ dùng để khâu vết mổ bắt thai đều là chỉ tự tiêu, nghĩa là khâu xong không cần phải tháo chỉ nữa.
Đây là hình ảnh nhau thai được bóc tách sau ca sinh mổ.
Khâu xong tử cung sẽ khâu đến khoang bụng. Kim khâu được sử dụng trong ca sinh mổ thường có đầu cong để tiện cho các thao tác.
Cuối cùng là khâu thẩm mĩ, để nhìn từ trên da sẽ không thấy mũi khâu nào.
Nhiều mẹ lo sợ vết khâu bụng sẽ bục chỉ bung ra nhưng điều đó hoàn toàn không có khả năng xảy ra.
Để tránh nhiễm trùng, sau mổ mẹ dùng băng gạc bịt miệng vết thương. Đến đây, một ca sinh mổ này coi như thành công mỹ mãn và mẹ có thể gặp lại con mình.
Cuối cùng là bức ảnh của mẹ với vết mổ còn mãi theo thời gian.
Các mẹ xem toàn bộ quá trình sinh mổ được ghi lại bằng những hình ảnh không thể chi tiết như thế này đã biết được sự chịu đựng của người mẹ quả không hề đơn giản phải không. Chỉ mong các ông bố xem xong sẽ xót và thương yêu người vợ của mình hơn, cũng đừng đem ca sinh thường của mẹ anh ngày trước mà so sánh với ca sinh mổ của vợ nhé! Đôi khi cảm giác bước lên bàn mổ còn run rẩy và sợ hãi hơn nhiều với những người sinh thường đấy ạ!
Bố ơi, hãy trân quý những gì mẹ đã làm và xem đó là động lực để vượt qua những thử thách bỡ ngỡ ban đầu của những ngày làm phụ huynh nhé!
(Theo Webtretho)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất