Cười ngất với cảnh bé lấy hết "phụ kiện" của mẹ ra làm đồ chơi
Tin liên quan
Khi con bất ngờ yên ắng không động tĩnh gì, mẹ hãy cẩn thận, chắc chắn bé đang bày trò gì rồi đấy.
Nhà có trẻ nhỏ không tránh khỏi những lúc bé nghịch ngợm mà mẹ không thể quan sát hết được. Cuối tuần vừa qua, bà mẹ trẻ Hanna (Trung Quốc) vừa phải trải qua những giây phút hãi hùng nhất của cuộc đời mình. Tuy nhiên, sau khi biết rõ sự việc, chị vừa tức giận đứa con nhỏ 2,5 tuổi nhưng lại vừa thấy buồn cười.
Hanna kể lại: vào hôm thứ 7 khi đi chợ về, đứa con gái chị cứ luẩn quẩn quanh khu vực bếp, nơi chị nấu nướng đồ ăn. Sợ những vật dụng trong bếp sẽ làm con bị thương nên chị nói bé lên lầu và chơi.
Tuy nhiên, phải mất vài tiếng đồng hồ chị mới nhận ra sự tĩnh lặng trong căn nhà đến đáng sợ. Hanna bắt đầu đi tìm cô con gái ở trên lầu. Đập thẳng vào mắt chị khi nhìn vào phòng ngủ là hình ảnh cô con gái nằm ngửa ra giường, khắp mặt mũi và tay một màu đỏ choe choét. Chị hoảng loạn gần như ngất đi lao tới ôm con. Lật dở tấm chăn đắp ngang bụng thấy quần áo cũng thế.
Trước cảnh tượng này, chị Hanna quá hoảng loạn
Nhưng khi quan sát kĩ hơn, chị nhận thấy có điều gì bất thường ở vết màu đỏ kia. Hình như không phải là màu của máu mà lại có mùi thơm thơm. Quay sang phía bên phải, chị thở phào nhẹ nhõm. Thì ra, cô bé nghịch thỏi son chị để trên bàn trang điểm rồi bôi choe choét lên người. Chơi mệt quá, cô nhóc lăn ra ngủ. Trong khi mẹ thót tim suýt ngất thì cô con gái vẫn ngủ ngon lành. Quá bực bội nhưng cũng không thể giận con. Chị chỉ biết chụp ảnh và chia sẻ lên mạng xã hội để nhận sự đồng cảm của mọi người.
Kết quả, bức ảnh của chị tạo nên một làn sóng phản hồi dữ dội. Một loạt các bà mẹ trẻ khác lên tiếng an ủi để người mẹ trẻ trấn an lại tinh thần. Đồng thời kể lại câu chuyện tương tự đã xảy ra với chính bản thân mình.
Bé lấy hết "phụ kiện" của mẹ ra làm đồ chơi
Mẹ Xiao: Có một lần tôi làm thịt con cá, con gái 3 tuổi đã hỏi tôi sao lại giết con cá đáng yêu. Tôi nói rằng nó bị chết đuối trong nước chứ mẹ không hề giết. Sau đó tôi ra phòng khách lấy chút đồ. Khi quay lại đã thấy con cá nằm ngay ngắn trên bàn. Tôi hỏi rằng đã có chuyện gì xảy ra, cô con gái ngây thơ trả lời "con sợ nó bị chết đuối nên con vớt ra ngoài".
Nghi Vân: Tôi mải cho quần áo vào bồn giặt, khi ra ngoài phát hiện cả phòng khách nặng một mùi phân. Thì ra thằng nhỏ đã đi ngoài và ngồi trên chiếc xe đồ chơi để "rải phân" khắp phòng, sàn nhà lúc mẹ không có ở đó. Phải mấy ngày sau thì căn nhà mới bớt mùi, thật khủng khiếp.
Mẹo hay "đối phó" với con trẻ nghịch ngợm
Đặt giới hạn
Hiểu mong muốn của trẻ và thỏa mãn trong chừng mực. Càng được nuông chiều, trẻ lại càng cảm thấy yếu đuối và bất an.
Một điều kỳ lạ là khi luôn được như ý bọn trẻ lại không cảm thấy được sự bảo vệ của cha mẹ và dần dần trở nên nhút nhát. Quá tự do, không có giới hạn khi còn quá nhỏ sẽ không có lợi cho trẻ.
Một ít sự độc lập cho trẻ
Bản chất của điều này là bạn nghĩ rằng trẻ còn quá nhỏ để hiểu được đâu là đúng đâu là sai và bạn quyết định mọi thứ thay chúng. Từ chuyện ăn mặc, đi đứng, bạn bè…
Nếu cuộc sống của trẻ bị chi phối hoàn toàn thì sẽ khiến chúng trở nên chống đối và phá phách càng nhiều hơn. Hãy cho trẻ một chút độc lập nhất định.
Hãy bình tĩnh
Ai cũng có lúc giận quá mất khôn. Thế nhưng mọi hành xử của chúng ta đều sẽ in vào đầu bọn trẻ, chỉ một sơ sẩy có thể tạo nên nỗi hoảng sợ khó quên.
Điều tối kị là sau khi bạn nổi cơn sấm chớp lên rồi ngay sau đó hối hận, lại quay qua cưng chiều con để bù đắp. Điều này khiến chúng bối rối, không biết làm thế nào mới là đúng. Nếu lúc nào bạn cũng bực dọc, gắt gỏng, con trẻ cũng sẽ như vậy.
Hạn chế TV và máy vi tính
Đứa trẻ nào cũng thích tivi và trò chơi điện tử. Các chương trình giải trí đa dạng trên những phương tiện này sẽ khiến chúng ngồi yên và người lớn có thời gian tự do. Tuy nhiên, xem tivi và chơi game quá nhiều sẽ có những tác động rất xấu đến hệ thần kinh và cảm xúc của trẻ.
Phim hoạt hình, nhất là game thường đều kích thích trẻ, khiến chúng càng trở nên quậy phá.
Chỉ rõ hậu quả
Trước khi phạt trẻ vì lỗi nào đó, người lớn phải chỉ ra hậu quả của việc nghịch ngợm ấy. Nếu chưa được giải thích rõ ràng một vài lần mà đã bị phạt ngay, trẻ sẽ càng khó chịu, không sửa chữa và ngược lại còn chống đối. Hãy nói cho trẻ biết làm đổ nước ra sàn có thể bị ngã, nghịch nước sôi sẽ bị bỏng…
Đừng can thiệp khi trẻ nổi nóng
Trẻ đang khóc liên tục, gào thét và quậy phá, bạn rất mệt mỏi. Khi đó hoặc là bạn xót lòng vì con, hoặc thấy xấu hổ vì không nói được con. Từ đó, hoặc bạn lại quay sang ve vuốt hoặc càng nổi trận lôi đình hơn với trẻ. Dù phản ứng thế nào cũng sẽ càng khiến cho trẻ càng làm tới. Tốt nhất khi chúng phản ứng thái quá, bạn hãy im lặng.
Đứng hét vào mặt trẻ
Khi quá giận dữ, phụ huynh sẽ mất bình tĩnh và bắt đầu quát thét vào mặt trẻ. Dù sau đó có thể vì sợ mà chúng không phá nữa những bạn đã vô tình dạy trẻ một bài học về la mắng, gào thét. Chúng sẽ làm y như vậy khi có dịp.
Hãy chú ý đến trẻ
Phụ huynh thời nay thực sự luôn bận rộn. Bạn có thể đảm bảo trẻ được an toàn, khỏe mạnh và thoải mái nhưng bạn có nghĩ mình đã dành đủ thời gian để vui chơi với con chưa?
Chúng ta thường để trẻ một mình và đôi lúc trẻ phá phách, nghịch ngợm cũng là vì muốn tạo sự chú ý của cha mẹ mà thôi.
Thùy Linh (T/H)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất