Cách sơ cứu trẻ bị bỏng CHUẨN NHẤT, các mẹ nghĩ biết rồi nhưng khi bị mới hối hận vì không đọc
Tin liên quan
- Bỏng là vết thương trên da khi chạm phải vật nóng. Vết bỏng do chất lỏng khi đang nóng là loại bỏng phổ biến nhất ở trẻ em.
- Nếu con bạn bị bỏng, trước hết hãy kiểm tra xem vùng da bị bỏng có tổn thương nặng không, có nguy cơ gây thêm thương tích gì không. Tiếp đó, mẹ hãy đưa con đến một nơi an toàn để sơ cứu.
- Nếu con bị bỏng qua quần áo, hãy cởi quần áo của con. Hãy tháo bỏ các loại đồng hồ và đồ trang sức trên người con và để vết bỏng được hở và thoáng nhất có thể.
- Để vết bỏng dưới vòi nước mát trong 20 phút. Bạn vẫn có thể tiếp tục ngâm vết bỏng dưới vòi nước mát trong vòng 3 tiếng sau khi con bị bỏng.
- Làm mát vết bỏng, chứ không phải là làm lạnh toàn bộ cơ thể. Nếu vết bỏng lớn, hãy ngừng làm lạnh sau 20 phút vì thân nhiệt của trẻ có thể hạ nhanh chóng sau khi làm lạnh một phần cơ thể.
- Che kín vết bỏng bằng băng gạc y tế sạch sẽ. Nâng chân, hoặc tay trẻ bị bỏng để giảm sưng, đau.
- Không chườm đá, nước đá, kem dưỡng ẩm, dầu, thuốc mỡ, bơ hoặc bột lên vết bỏng. Các loại sản phẩm này có thể làm vết bỏng bị nặng và đau hơn.
- Gọi xe cứu thương nếu vết bỏng ở vùng mặt, đường thở, tay hoặc bộ phận sinh dục của con hoặc nếu vết bỏng lớn hơn bàn tay của con.
- Đi khám bác sĩ hoặc bệnh viện nếu vết bỏng có kích thước lớn hoặc nếu vết bỏng bị lõm sâu, sần sùi, phồng rộp. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ nếu bé cảm thấy đau trong thời gian dài hoặc bạn không chắc chắn về mức độ thương tổn của vết bỏng.
Quỳnh Trang/Theo Raisingchildren
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất