Bộ ảnh chân thực đến từng chi tiết về quá trình mổ lấy thai. Ai xem cũng phải khóc!
Tin liên quan
Đừng nghĩ rằng sinh mổ là đơn giản, dễ dàng, không đau đớn, thực chất sản phụ sinh mổ cũng gặp nhiều vất vả, khó khăn không thua gì các mẹ sinh thường. Quy trình sinh mổ thường phức tạp hơn và đặc biệt được thực hiện trong điều kiện vô trùng để tránh nhiễm trùng và biến chứng cho sản phụ.
Trước khi mổ, các bác sỹ sẽ tạo hồ sơ, viết thông tin về sản phụ và em bé.
Khử trùng dụng cụ là công đoạn chuẩn bị cực kỳ quan trọng.
Trước khi bắt đầu sinh mổ, bác sỹ sẽ dùng máy đo tim thai để xác định được tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Trước khi mổ, bác sỹ sẽ sát trùng khu vực được phẫu thuật.
Sau đó, bác sỹ sẽ tiến hành tiêm thuốc gây tê tủy sống ở sống lưng. Lúc này, sản phụ sẽ không có cảm giác gì từ thân dưới trở xuống nhưng tinh thần vẫn rất tỉnh táo.
Các bác sĩ đeo găng tay, lau chùi và khử một lần nữa để đảm bảo rằng quá trình sinh mổ hoàn toàn vô trùng.
Trong khi một ê kíp sinh thường cần khoảng 2-3 người thì một ê kíp sinh mổ cần từ 5-7 y bác sỹ.
Đầu tiên, bác sỹ sẽ dùng dao mổ nhẹ nhàng rạch lớp biểu bì.
Sau đó, họ sẽ lần lượt rạch các lớp bên trong. Người ta nói rằng, bác sỹ phải rạch qua tổng cộng 7 lớp (da, tử cung...) để lấy được thai nhi ra.
Vết rạch sẽ kéo dài từ 15-20 cm tùy theo kích thước của thai nhi. Khi dùng dao mổ rạch, chắc chắn vết thương sẽ chảy rất nhiều máu. Một bác sỹ khác sẽ chịu trách nhiệm thấm hết chỗ máu chảy ra để bác sỹ mổ chính có thể tiếp tục làm việc.
Hầu hết mọi người thường có phần bụng rất dày nên cần nhiều bác sỹ và nhiều dụng cụ cùng phối hợp để ca mổ diễn ra nhanh và hiệu quả nhất có thể.
Các bác sỹ phối hợp nhịp nhàng với nhau, luôn có một sự ngầm hiểu giữa họ.
Các phần da, mỡ sẽ được rạch ra, dao mổ sẽ xuyên thấu đến tử cung.
Phần đầu của em bé cuối cùng cũng lộ ra. Sau đó, một bác sỹ sẽ tiếp cận phần bụng của người mẹ đẩy em bé đi ra nhanh và dễ dàng hơn.
Cuối cùng thì đầu của em bé đã xuất hiện.
Và thế là một bé gái khỏe mạnh đã ra đời. Tiếng khóc to, vang của em bé làm ai nấy hết sức vui mừng. Ngay sau đó, một y tá sẽ dùng ống để hút sạch nước ối trong miệng của bé.
Một y tá sẽ lau sạch người và cắt dây rốn cho em bé.
Cơ thể bé lúc này dính đầy máu, y tá sẽ lau cho em bé bằng bông gạc thấm một loại dung dịch đặc biệt.
Trong khi em bé được y tá bế trên tay hoặc mang ra cho người nhà thì các bác sỹ vẫn tiếp tục công việc của mình. Họ sẽ bóc tách nhau thai và khâu lại vết mổ cho sản phụ.
Các bác sỹ sẽ khâu vết mổ lại bằng chỉ tự tiêu.
Vết mổ sau khi khâu sẽ liền miệng và "đẹp" như thế này.
Trung bình, sản phụ sẽ cần 1 tuần đến 1 tháng (tùy cơ địa) để vết mổ liền lại và có thể đi đứng, sinh hoạt bình thường.
Quỳnh Trang/Theo Imama
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất