Bé 9 tháng tuổi chưa mọc răng có phải làm quá muộn?

Bé 9 tháng tuổi chưa mọc răng có phải làm quá muộn?

Châu Anh 2018-01-12 09:00
- Mọc răng là một trong những mốc phát triển mà bé nào cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời.

Chia sẻ mới đây trên mạng xã hội của một bà mẹ trẻ về chuyện “Con 9 tháng tuổi mà mãi chưa mọc răng” đã khiến cho nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng vì cũng gặp phải tình trạng tương tự.

Bé 9 tháng tuổi chưa mọc răng có phải làm quá muộn?

Facebook L.T.N chia sẻ: “Con nhà mình 6 tháng đã nhú chiếc răng sữa đầu tiên rồi, con bạn 9 tháng mà chưa có răng nào nên thế là quá muộn rồi. Bạn nên tìm hiểu ngay đi”.

Một bà mẹ khác cũng cho biết: “Theo kinh nghiệm của mình thì số răng của bé sẽ bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Tính từ tháng thứ 6 và đến bé yêu được 2 tuổi rưỡi thì bé sẽ có được 20 chiếc răng”.

Mọc răng là một trong những mốc phát triển mà bé nào cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời. Không chỉ vậy, theo các chuyên gia, số lượng răng của bé trong từng giai đoạn cũng là dấu hiệu thể hiện sự phát triển thể chất của bé. Do vậy, theo BS Nhi khoa Nguyễn Trung Kiên: “Mỗi bé có một quá trình phát triển khác nhau, không nhất định phải theo “chuẩn” nhất định. Nhưng đến khi đến 9 tháng tuổi, bé chưa mọc răng thì là chậm. Tôi cũng gặp nhiều trường hợp, bé được 8-9 tháng tuổi hay thậm chí 10 tháng tuổi mới bắt đầu mọc răng, nhưng vẫn phát triển tốt về thể chất và tinh thần thì đó là do yếu tố về sinh lý cơ thể trẻ. Tuy nhiên, mẹ cũng nên xem xét lại để tìm ra nguyên nhân, cách xử trí khi bé chậm mọc răng để bé có sự phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần”.

Bé 9 tháng tuổi chưa mọc răng có phải làm quá muộn?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé chậm mọc răng, nhưng chủ yếu là do cơ thể bé thiếu canxi và suy dinh dưỡng.

“Ở giai đoạn bé 9 tháng tuổi đã ăn dặm, nếu các bà mẹ không cung cấp đủ nguồn thức ăn hàng ngày và sữa mẹ không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé khiến bé không thể phát triển thể chất toàn diện thì sẽ dẫn đến tình trạng chậm mọc răng. Vì thế, các bà mẹ cần chú ý bổ sung cho bé 03 nhóm dinh dưỡng chủ yếu:

– Dinh dưỡng để tăng trưởng: Có nhiều trong thịt, cua, tôm, cá,..

– Dinh dưỡng để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động: Có nhiều trong dầu thực vật, các loại ngũ cốc, thực phẩm chứa chất béo như pho mai, bơ, sữa,… tốt nhất trong mỗi bát thức ăn của bé nên có từ 1-2 thìa dầu ăn. tuy nhiên bạn nên cho bé ăn một lượng ngũ cốc vừa phải để bé không bị dư khoáng chất phốt pho khiến cơ thể hạn chế hấp thu canxi nhé.

– Dinh dưỡng bảo vệ: bao gồm các vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau quả tươi, nước khoáng có chứa ion…”.

Tham khảo một số thực đơn cho bé ăn dặm hiệu quả để giúp bé mọc răng đúng chuẩn:

Bé 9 tháng tuổi chưa mọc răng có phải làm quá muộn?

Bé 9 tháng tuổi chưa mọc răng có phải làm quá muộn?

Bé 9 tháng tuổi chưa mọc răng có phải làm quá muộn?

Bé 9 tháng tuổi chưa mọc răng có phải làm quá muộn?

Bé 9 tháng tuổi chưa mọc răng có phải làm quá muộn?

Bé 9 tháng tuổi chưa mọc răng có phải làm quá muộn?

Bé 9 tháng tuổi chưa mọc răng có phải làm quá muộn?

(Nguồn: Mẹ Bob)

Ngoài ra, mẹ nên cho bé phơi nắng hàng ngày, mỗi lần 15-30 phút vào lúc trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều để cơ thể bé tự tổng hợp vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn, đặc biệt đối với những bé có làn da sậm màu thì nên phơi nắng đều đặn để da bé sáng lên.

 Lịch mọc răng chuẩn cho các bé

-       Trẻ mọc 2 răng hàm dưới đầu tiên trong khoảng thời gian lúc bé được 06 – 10 tháng tuổi

-       02 răng cửa tiếp theo mọc ở hàm trên lúc bé được 09 – 13 tháng tuổi

-       02 răng cửa hàm trên tiếp theo mọc lúc trẻ được 09 – 13 tháng tuổi

-       02 răng cửa hàm dưới mọc tiếp theo vào thời điểm trẻ được 10 – 16 tháng tuổi

-       02 răng hàm tiếp theo mọc ở hàm trên khi bé được 13 – 19 tháng tuổi, cách một vị trí so với 04 răng cửa mọc phía trước, mọc lùi vào bên trong.

-       02 răng hàm dưới mọc khi trẻ được 14 – 18 tháng tuổi. Mọc lùi vào trong, cách 4 răng cửa hàm dưới một vị trí

-       02 chiếc răng nanh( răng chó) hàm trên xuất hiện khi bé được 16 – 22 tháng tuổi. 02 chiếc răng này sẽ lấp vào vị trí trống giữa hàm trên

-       Hai chiếc răng nanh hàm dưới mọc khi bé được 17 – 23 tháng tuổi. Lấp đi vị trí trống ở hàm dưới

-       02 răng cuối cùng của hàm dưới ( răng cấm) mọc khi bé được 23 – 31 tháng tuổi

-       Hai chiếc răng cuối cùng ( răng cấm hàm trên ) mọc khi bé được 25 – 33 tháng tuổi. Hoàn tất quá trình mọc răng sữa của bé, một hàm răng rất trắng và đẹp vì răng sữa luôn trắng hơn răng trưởng thành

Châu Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Lưu ý những thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai 7 tuần

Đọc nhiều nhất