Bé 2 tháng tuổi tử vong vì mẹ tự chữa ho: Hãy dừng việc cho con uống thuốc vô tội vạ khi còn chưa quá muộn!

Bé 2 tháng tuổi tử vong vì mẹ tự chữa ho: Hãy dừng việc cho con uống thuốc vô tội vạ khi còn chưa quá muộn!

Châu Anh 2017-12-28 13:00
- Thông tin về một cháu bé 2 tháng tuổi đã tử vong do bố mẹ tự ý điều trị ho đã một lần nữa trở thành bài học cảnh tỉnh việc tự ý “làm bác sỹ” cho con của nhiều người.

Ngừng lạm dụng siro ho

Thông tin từ Bệnh viện Nhi TW, gần một tháng trước, khoa có tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi T. (2 tháng tuổi) đã tử vong vì bố mẹ đã tự ý chữa ho tại nhà.

Theo người nhà bệnh nhi, cháu T. có dấu hiệu sốt, ho và chảy nước mũi. Gia đình chỉ nghĩ bé bị cảm cúm do thời tiết lạnh nên cho uống thuốc sirô ho thảo dược mà không đi khám.

Từ vụ bé 2 tháng tuổi tử vong vì mẹ tự chữa ho: Hãy dừng việc cho con uống thuốc vô tội vạ khi còn chưa quá muộn!

Ảnh minh họa.

Sau đó, bé T. có biểu hiện khó thở, bỏ bú, gia đình hốt hoảng đưa con vào bệnh viện thì đã muộn. Bác sĩ Duy cho hay khi nhập viện bệnh nhi T. suy hô hấp kéo dài, ngừng tim và tử vong sau đó.

Đây là một bài học lớn dành cho phụ huynh bởi tình trạng cha mẹ tự ý cho con uống thuốc dạng siro cho bé khi bị ho thường xuyên diễn ra tại nhiều gia đình. Theo một dược sĩ có 15 năm kinh nghiệm, cứ đến khoảng thời tiết giao mùa, mặt hàng thuốc được bán rất chạy đó là các loại siro ho. “Nhiều phụ huynh không đưa con đi khám, không có đơn thuốc mà ra thẳng hiệu thuốc yêu cầu dược sỹ bán loại thuốc này. Với tâm lý “cắt nhanh” cơn ho cho con, nhiều bậc phụ huynh đã lạm dụng siro ho mà không biết rằng điều này không mang lại hiệu quả cao như họ mong muốn”, người này cho biết.

Trên thực tế, siro ho không phải chỉ là các dạng thảo dược, có tác dụng như thực phẩm chức năng như nhiều ông bố bà mẹ lầm tưởng. Theo PGS.TS Nguyễn Vũ Huy – Trường Khoa Nhi chia sẻ với PV Emdep, Bệnh viện Nhiệt đới TW: Các loại siro ho có thể gây ngộ độc cho bé nếu không sử dụng đúng liều lượng. Một số loài có có tác dụng giảm cơn ho nhanh, tiêu hóa tốt, chứng tỏ trong thuốc có thêm một số hoạt chất hóa học, nếu lạm dụng hoặc dùng sai liều lượng sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ”

Trong thời tiết giá lạnh ở miền Bắc như hiện nay, có nhiều nguyên nhân gây ho ở trẻ, nhưng thường gặp là do trẻ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm amiđan, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… dẫn đến việc trẻ ho nhiều.

“Ho đi kèm với các triệu chứng viêm mũi họng, đặc biệt là chảy nước mũi ở trẻ. Vì thế, điều quan trọng nhất là các ông bố bà mẹ phải chú ý vệ sinh sạch mũi họng cho bé bằng việc nhỏ nước muối đều đặn. Đặc biệt, nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh trở nặng, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được các bác sỹ tư vấn”, PGS Huy đưa ra lời khuyên.

Từ vụ bé 2 tháng tuổi tử vong vì mẹ tự chữa ho: Hãy dừng việc cho con uống thuốc vô tội vạ khi còn chưa quá muộn!

Vệ sinh mũi cho bé là cách tốt nhất giúp bé giảm ho. Ảnh minh họa.

Đừng quá tin vào các bài thuốc truyền miệng chưa được kiểm chứng

Cách đây hơn một tháng, cũng có một trường hợp cháu bé bị viêm phổi nặng nhưng bà mẹ nhất quyết không cho đi bác sĩ mà để con ở nhà chữa theo mẹo dân gian. Kết quả, cháu bé đã qua đời vì viêm phổi.

Đó là một hậu quả đau lòng từ sự thiếu hiểu biết của các bậc phụ huynh, nhất là khi trào lưu “nuôi con không dùng kháng sinh” đang cực rầm rộ trong cộng đồng các bà mẹ bỉm sữa.

PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định với độc giả Emdep: “Các bà mẹ không nên tự làm bác sỹ cho con mình. Nuôi con không dùng kháng sinh là tốt, nhưng trong nhiều trường hợp, nếu mù quáng và cố chấp sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng”.

Từ vụ bé 2 tháng tuổi tử vong vì mẹ tự chữa ho: Hãy dừng việc cho con uống thuốc vô tội vạ khi còn chưa quá muộn!

Mẹ cần chú ý các dấu hiệu ho của bé để tránh tình huống nặng đột ngột. Ảnh minh họa. 

PGS Dũng ví dụ: “Nhiều bé ho do thay đổi thời tiết sẽ tự khỏi, nên các bà mẹ không nên thần thánh hóa phương pháp nào cả. Thậm chí, có thể chữa mẹo cho trẻ này sẽ khỏi bệnh, nhưng với trẻ khác thì không. Trong thời tiết hiện nay, nếu trẻ ho không kèm ra đờm, ra máu, không thở rít, thở khò khè, không nôn ói… và thời gian dưới 5 ngày thì mẹ có thể yên tâm. Nhưng nếu ho kèm thở khò khè có thể là dấu hiệu của sưng phổi, viêm tiểu phế quản, hen phế quản. Ho kèm sốt cao trên 39 độ C, thở nhanh hơn 40 lần mỗi phút đối với trẻ 1-5 tuổi hoặc trên 50 lần mỗi phút đối với trẻ dưới một tuổi, đồng thời có hiện tượng rút lõm lồng ngực... có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Những trường hợp này mẹ cần đưa con đi khám ngay”.

Châu Anh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Thành tích đáng nể của người đẹp Việt chinh chiến Miss Universe

Đọc nhiều nhất