99% các mẹ bầu không biết: Chạm vào bộ phận nhỏ này dễ GÂY SẨY THAI, biến chứng thai kỳ
Tin liên quan
Nhiều phụ nữ khi mang thai thấy rốn của mình khá bẩn nên thường tự vệ sinh rốn. Tuy nhiên, sau đó họ cảm thấy đau bụng. Khi đến bệnh viện, bác sỹ cho biết, khi mang thai, tốt nhất các mẹ bầu không nên vệ sinh rốn. Phụ nữ có thai có sức đề kháng yếu, vệ sinh rốn không đúng cách khi mang thai có thể gây nhiễm trùng rốn, sẩy thai, biến chứng thai kỳ.
Rốn là bộ phận nằm ở giữa ruột và thế giới bên ngoài. Vệ sinh rốn không đúng cách có thể làm vi khuẩn tích tụ, xâm nhập vào các mạch máu quan trọng trong khoang bụng.
Cách làm sạch rốn đúng cách cho bà bầu
Nếu bạn thực sự muốn làm sạch rốn, bạn nên lau sạch rốn với nước ấm và gạc. Không nên chạm trực tiếp tay vào rốn vì tay có thể có nhiều vi khuẩn. Hãy chú ý làm sạch rốn và một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Những điều cấm kỵ trong suốt 9 tháng thai kỳ
Tháng đầu tiên
- Tránh đến những nơi đông đúc và chú ý phòng các bệnh truyền nhiễm như cúm, rubella.
- Tuyệt đối không đắp chăn điện, hạn chế sử dụng máy vi tính và điện thoại di động Không nên uống trà, cà phê
- Không nên dùng bất cứ loại thuốc nào
Tháng thứ 2
- Không nên thức khuya, chú ý ngủ đủ giấc
- Nếu thời tiết quá lạnh thì nên sưởi ấm thường xuyên, nếu quá nóng, nên sử dụng điều hòa nhiệt độ.
- Không ăn thức ăn nhiều mỡ, cay, nóng.
- Chú ý bổ sung nước và tránh tích tụ các chất độc hại trong cơ thể.
- Tránh cảm giác tiêu cực, buồn bã.
Tháng thứ 3
- Tốt nhất là tránh sử dụng kem đánh răng chức năng, chẳng hạn như kem đánh răng điều trị bênh viêm nha chu.
- Tránh thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc.
- Cảnh giác với những cơn đau lưng dưới.
Tháng thứ 4
- Đừng quên bổ sung canxi để thúc đẩy xương bé phát triển
- Không ăn quá nhiều muối để tránh phù nề khi mang thai
- Không ở trong phòng máy lạnh hoặc phòng sưởi quá lâu
- Nếu bị táo bón, không nên sử dụng thuốc nhuận tràng vì có thể gây sẩy thai
- Nên tắm nước ấm
Tháng thứ 5
- Tránh ăn quá nhiều, chú ý phòng bệnh tiểu đường thai kỳ
- Nên luân phiên ngủ ở nhiều tư thế
- Chú ý đến bổ sung canxi vì chuột rút là dấu hiệu thiếu canxi
Tháng thứ 6
- Uống nhiều nước để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu;
- Nên bắt đầu giáo dục trước khi sinh nhưng hãy chú ý đến âm lượng nhạc để tránh làm hỏng thính giác của thai nhi
- Không nên chỉ ngồi 1 chỗ, hãy thường xuyên vận động nhẹ nhàng để thúc đẩy tuần hoàn máu.
- Nên ngủ đủ giấc
Tháng thứ 7
- Vào tháng này, lông mi của thai nhi bắt đầu phát triển, mẹ ăn nhiều vừng để đảm bảo sự phát triển của lông mi
- Nên ngủ đủ giấc
- Tránh kích thích núm vú vì có thể gây co thắt và sinh non
- Nên đi bộ ít nhất nửa giờ mỗi ngày để sinh nở dễ dàng hơn
- Tránh làm việc nặng, quá sức
Tháng thứ 8
- Chú ý đến các chuyển động hàng ngày của thai nhi
- Nên ngủ đủ giấc để tránh protein niệu và huyết áp cao
- Không ăn thức ăn nhiều chất béo để tránh thai nhi bị béo phì
- Tránh đi du lịch đường dài
Tháng thứ 9
- Tránh chiếu ánh sáng mạnh lên bụng
- Ăn nhiều khoai lang, ngô và các loại ngũ cốc thô khác để tránh táo bón
- Chuẩn bị đồ đạc đi sinh, sẵn sàng nhập viện bất cứ lúc nào
- Đọc trước về các kỹ năng sinh nở
Quỳnh Trang/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất