7 quy tắc dinh dưỡng quan trọng giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh
Tin liên quan
Ăn gì, uống gì khi mang thai luôn là vấn đề được các mẹ bầu quan tâm nhiều hơn cả, đơn giản bởi vì đây là cách dễ nhất để kiểm soát sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển về thể chất, trí tuệ của bé yêu. Vậy phải ăn những gì, ăn như thế nào, bao nhiêu là đủ,... hãy tuân theo 7 quy tắc dinh dưỡng dưới đây để luôn có một thai kì khỏe mạnh:
1. Nạp lượng calo vừa đủ
Các mẹ bầu cần một chế độ dinh dưỡng riêng, không chỉ với lượng dinh dưỡng nhiều hơn mà phải có liều lượng nhất định. Hầu như tất cả phụ nữ mang thai cần phải bổ sung nhiều protein, vitamin và khoáng chất như axit folic, sắt cũng như nhiều calo để khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, cải thiện chế độ ăn uống không đồng nghĩa với việc ăn nhiều hơn. Nếu mẹ có cân nặng bình thường và khỏe mạnh thì không nhất thiết phải bổ sung thêm nhiều calo trong quý đầu tiên của thai kỳ; tiếp đó mẹ chỉ cần tăng thêm 300 calo/ngày trong quý thứ 2 và 450 calo/ngày ở quý thứ 3 của thai kỳ. Nếu bị thừa cân hoặc thiếu cân, mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình để đạt được cân nặng hợp lý khi mang bầu.
Thực phẩm hàng ngày có thể không cung cấp đủ dưỡng chất trong suốt thai kỳ. Vì thế, mẹ bầu cần bổ sung nguồn dưỡng chất đó qua các loại thực phẩm chức năng có chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là ít nhất 400 mcg axit folic mỗi ngày trước, trong khi mang bầu và cả giai đoạn cho con bú. Bên cạnh axit folic, mẹ cần bổ sung thêm sắt, canxi, các vitamin,... để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé.
Một dưỡng chất khác cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi đó là choline. Mẹ cần bổ sung 450 mg choline/ngày khi mang thai qua thực phẩm ăn uống hàng ngày.
4. Không ăn kiêng trong thai kỳ
Những phụ nữ ăn kiêng nghiêm ngặt và mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường thai kỳ, thiếu máu do dinh dưỡng không hợp lý có nguy cơ có con bị thiếu cân cao. Vậy nên, nếu mẹ cần lên kế hoạch sinh con khỏe mạnh bằng cách đi khám sức khỏe và bổ sung đủ dưỡng chất trước khi có bầu.
5. Điều chỉnh chế độ ăn để tăng cân hợp lý
Theo dõi sự thay đổi cân nặng là việc làm quan trọng mà các bà bầu không nên bỏ qua. Mẹ nên tăng ít nhất từ 0,45 – 2,26 kg trong quý thứ nhất của thai kỳ. Trong những trường hợp đặc biệt như mẹ bị thiếu cân, thừa cân hoặc có thai đôi, mẹ cần sự tư vấn của bác sĩ để có cân nặng hợp lý trong các quý của thai kỳ. Ví dụ, nếu mẹ bị thừa cân, mẹ chỉ cần tăng khoảng 0,2 kg/tuần ở quý thứ 2 và quý thứ 3 của thai kỳ. Và nếu mẹ mang thai đôi, mẹ sẽ cần tăng nhiều cân hơn khi chỉ mang thai đơn.
6. Ăn các bữa nhỏ
Ăn các bữa nhỏ giúp bà bầu giảm bớt sự khó chịu ở dạ dày khi bị thai nhi chèn ép. Ngoài ra, cách ăn khoa học này còn giúp mẹ tiêu hóa tốt hơn, ăn được nhiều món hơn, ngon miệng hơn, không bị nôn và chán ăn, đặc biệt nếu mẹ bị nghén trong những tháng đầu của thai kỳ.
7. Ăn một chút đồ ngọt nếu thích
Nhiều bà bầu “cự tuyệt” với đồ ngọt dù họ thèm thuồng chúng đến muốn phát điên. Vậy tại sao mẹ phải làm như vậy? Sự thực là đường không độc, và chúng chỉ nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé khi mẹ ăn nhiều. Do đó, mẹ có thể ăn một chút ít. Đây giống như biện pháp tinh thần để mẹ cảm thấy bớt khó chịu và giảm cảm giác buồn nôn khi bị nghén. Các loại đồ ngọt lý tưởng nhất cho bà bầu là những loại hoa quả tự nhiên như sinh tố chuối, hoa quả hoặc kem không béo. Và nếu mẹ muốn, hãy ăn một vài chiếc bánh nhỏ trong ngày.
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất