7 cảm xúc thú vị mẹ nào cũng gặp phải khi dạy bé ngồi bô
Tin liên quan
Dạy bé ngồi bô là việc rất quan trọng nhưng không dễ dàng gì. Điều này ban đầu nghe có vẻ khôi hài nhưng lại thực sự cần thiết để rèn cho trẻ tính tự giác biết ngồi bô khi đi vệ sinh. Đến 1 giai đoạn nhất định, trẻ không thể cứ dùng tã, bỉm như khi còn sơ sinh nữa. Cha mẹ cần dạy cho trẻ cách tự giải quyết các nhu cầu cá nhân của mình. Tuy nhiên, trong quá trình này, tâm lý cha mẹ có thể trải qua khá nhiều giai đoạn cảm xúc dưới đây:
1. "Hụt hẫng"
Khi đang có thói quen thay tã cho con hoặc tự tay dẫn dắt đưa con đi vệ sinh dù ban ngày hay nửa đêm, giờ đây, mẹ có thể cảm thấy hụt hẫng đôi chút do mất đi 1 thói quen khi phải để con tự mình làm việc này.
2. Từ bỏ
Tùy vào từng bé, giai đoạn thứ 2 này có thể xảy đến rất nhanh. Mẹ có thể cảm thấy việc ngồi chờ con đi vệ sinh trong suốt 30-45 phút đồng hồ sẽ thật lâu và phiền phức. Trong khi đó, nếu dùng tã, bỉm thì sẽ chỉ mất vài phút đồng hồ. Bởi vậy nhiều phụ huynh có thể mất kiên nhẫn và quyết định cho con dùng tã, bỉm như cũ.
3. Tức giận
Chẳng có gì lạ nếu bố, mẹ cảm thấy bực bội phát cáu khi đang cố rèn cho con thói quen ngồi bô. Tình trạng các bé thường kêu gào lên khi muốn đi vệ sinh gấp, khi "ị" xong hoặc bé ngồi quá lâu, bé tè ra ngoài bô,... khiến không ít mẹ lúng túng, vội vã và bực bội. Vẻ mặt cau có vào lúc này là điều không thể tránh khỏi.
>> Dành cho bà mẹ trẻ: 3 mẹo nhỏ giúp bé ngồi bô dễ dàng
4. Thương lượng
Không phải đứa trẻ nào cũng chịu nghe lời ngay từ đầu. Mẹ phải ra sức dỗ dành, thương lượng và lấy lòng con để bé có thể chịu sử dụng bô. Bạn có thể thấy rằng bọn trẻ sẽ mong đợi 1 món quà nào đó để đối lấy việc chịu ngồi bô. Mua cho trẻ đôi tất mới, đồ chơi mới, 1 con búp bê mới, cho trẻ đi chơi ở đâu đó… là những thứ có thể dụ dỗ được trẻ.
5. Cảm giác tội lỗi
Trước sự phản kháng của con, phụ huynh có thể cảm thấy bứt rứt và tự hỏi bản thân rằng: “Tôi đang làm gì sai? Tại sao tôi không thể dạy con tôi sử dụng nhà vệ sinh? Đây có phải là lỗi của tôi? Sao con bé không chịu đi vệ sinh vào bô?”…
6. Trầm cảm
Nuôi dạy con không phải lúc nào cũng thành công vì sẽ có lúc bé không chịu nghe lời bạn. Dạy con như thế nào để bé sống tốt và ngoan ngoãn luôn là điều khiến các ông bố, bà mẹ đau đầu. Điều này có thể khiến mẹ trải qua nhiều đêm dài khó ngủ. Thậm chí mẹ có thể nghĩ rằng mình là 1 phụ huynh không tốt hoặc không giỏi dạy con.
7. Chấp nhận và hy vọng
Giai đoạn cuối cùng trong việc dạy con ngồi bô chính là lúc mẹ đã coi việc thay tã, bỉm cho con trở thành việc của quá khứ. Lúc này, việc con cần ngồi bô đã là điều tất yếu, điều bình thường trong quá trình trưởng thành. Một ngày nào đó, con sẽ bắt đầu biết mặc quần lót và biết tự đi vào nhà vệ sinh mà không cần đến bô hoặc sự giúp đỡ của bố mẹ nữa.
Thụy Du - (Dịch theo HTP)
(Theo Congluan.vn)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất