5 ngày dùng mẹo vặt từ "lá trầu không"để chữa khỏi ho cho bé yêu
Tin liên quan
Thời tiết thất thường, đến người lớn cũng ốm chứ không riêng gì trẻ nhỏ. Các bé thường bị cảm ho, sổ mũi. Bé Nấm cũng không phải ngoại lệ, chị Anh Dân (Phú Yên) chia sẻ với PV Emdep: “Sau hơn nửa tháng Nấm ho dai dẳng kéo dài có đờm nặng kèm sổ mũi. Mỗi lần ho là kèm nôn ói, mỗi lần hắt xì là kèm chảy mũi ròng ròng khiến mình vô cùng lo lắng”.
Với mong muốn con yêu không phải dùng thuốc kháng sinh, mẹ Nấm đã áp dụng những bài thuốc dân gian quen thuộc như: tỏi nướng(trị sổ mũi), quất chưng đường phèn, hành tây, húng chanh, quất chưng đường phèn… Thậm chí, còn kèm uống luôn cả thuốc Bắc, nhưng mãi không khỏi và ho càng ngày càng nặng tiếng kèm đờm đặc.
“Lúc ấy mẹ Nấm xót con kinh khủng, và cảm thấy bất lực, định tiếp tục sẽ xách con lên đi bác sĩ lần nữa. Mình vô tình lướt facebook thấy có bài thuốc dân gian chữa ho bằng lá trầu không, mẹ Nấm vội vàng bắt tay vào làm ngay. Tới nhà bác hàng xóm xin 9 lá trầu không tươi, già. Về rửa sạch, để ráo nước , giã thật nhuyễn và hãm nước sôi. Mẹ Nấm hãm với 170ml nước sôi, để trong vòng 20 phút. Sau đó cho vào lọ thủy tinh, bảo quản ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần cho con dùng các mẹ cho ra chén nhỏ 1 ít (bé trên 1 tuổi kèm 1 ít mật ong cho dễ uống).Và làm nóng lại cho bé uống”.
Theo mẹ Nấm, các cữ cho bé uống như sau: Ngày 2-3 lần vào sáng, trưa, chiều, mỗi lần 2 thìa cafe sau bữa ăn thật no. Bé Nấm ho nặng nên ban đầu mẹ cho uống ngày 3 lần.
Đến ngày thứ 3 thấy triệu chứng ho giảm dần Mẹ Nấm cho uống ngày 2 lần (vào sáng và chiều).
“Và đến ngày thứ 5 khỏi hẳn ho và sổ mũi. Bên cạnh việc uống lá trầu, mẹ Nấm kèm nhỏ mũi ngày 2 lần và mỗi buổi sáng cho Nấm uống đều đặn 200ml nước cam. Hôm nay là ngày thứ 6, bé Nấm đã không còn những cơn ho dai dẳng kéo dài và sự khó chịu của việc sổ mũi, nghẹt mũi nữa, mẹ Nấm vui mừng khôn xiết”, chị Anh Dân chia sẻ.
Từ xa xưa, lá trầu không với vôi và quả cau đã trở thành biểu tượng của một tập tục lâu đời. Không chỉ vậy, lá trầu không còn là vị thuốc dân gian chữa nhiều bệnh như cảm cúm, nhức mỏi, suy nhược thần kinh, sát khuẩn vết thương, táo bón…và đặc biệt là chữa bệnh viêm họng và các bệnh phổi rất hiệu quả.
Theo dân gian, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hăng hắc, tính ấm có tác dụng trung hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng, chỉ thống, hóa đàm, chống ngứa,… thường được dùng chữa các bệnh viêm nhiễm, đau nhức đầu, cảm cúm, các bệnh về phổi, viêm họng, phụ nữ sau sinh bị tắc sữa,…
Lá trầu không được biết đến là một vị thuốc chữa bệnh dân gian hiệu quả.
Theo các nghiên cứu khoa học, lá trầu không chứa rất nhiều tinh dầu có hoạt tính kháng sinh, khử trùng, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli,… và kháng lại nhiều loại nấm. Ngoài ra, trong lá trầu không còn chứa nhiều dưỡng chất và khoáng chất như protein, chất xơ, carbohydrate, canxi, niacin, caroten, tanin và vitamin C,… có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi sử dụng cho trẻ nhỏ, các bà mẹ cần theo dõi chặt chẽ, nếu có các dấu hiệu trở nặng thì cần đến gặp bác sỹ ngay.
Châu Anh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất