5 mũi tiêm phòng "quý hơn vàng" trong 1 năm đầu đời của bé, mẹ không được bỏ qua vì bất kì lí do nào
Tin liên quan
Sau 24h: Mũi viêm gan B
Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng viêm gan siêu vi B. Mũi tiêm này cần thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày từ 50-57% và không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.
Thông thường, ở cơ sở y tế (nơi các mẹ sinh bé) sẽ có quy định tiêm phòng viêm gan B cho trẻ. Tốt nhất, mẹ cần chủ động hỏi bác sĩ trước khi lên bàn đẻ hoặc ngay sau để đảm bảo bé sẽ được tiêm mũi này mà không có sơ suất gì.
Dưới 1 tháng: Mũi lao
Với mũi tiêm phòng bệnh lao, hiệu quả sẽ đạt được cao nhất khi mẹ cho trẻ đi tiêm ngay trong tháng đầu tiên sau khi sinh (trước 28 ngày tuổi) tốt nhất vào tuần thứ 2 hoặc 3.
Sau khi tiêm phòng Lao. Theo dõi trẻ khoảng 3-4 tuần sẽ thấy có một nốt sưng nhỏ, 10-15 ngày sau sẽ rò dịch vài tuần rồi kín miệng, làm vảy. Khi vảy rụng sẽ để lại một sẹo nhỏ tồn tại trong nhiều năm. Ðây là dấu hiệu cho thấy việc tiêm vắc xin đã có hiệu quả đối với trẻ. Trong một vài trường hợp, vết loét có thể to hơn, làm mủ và kéo dài từ 3 – 4 tháng, chỉ cần giữ vệ sinh thì sẽ không có vấn đề gì.
Nếu không có hiện tượng lên sẹo như trên, tức là mũi tiêm không thành công. Mẹ cần liên hệ với bác sĩ để kiểm tra, nếu cần thiết bé có thể sẽ phải tiêm lại!
2- 6 tháng tuổi: Vắc xin 5 trong 1
Vắc xin 5 trong 1 (Vacxin Quinvaxem), là vắc xin phối hợp ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib (viêm phổi - viêm màng não mủ do Haemophyllus influenza type B).
Vắc xin này được tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế (miễn phí hoàn toàn). Mẹ chỉ cần đến trạm y tế của phường, xã, đăng ký cho con tiêm là được. Vắc xin này sẽ tiêm 3 mũi. Mũi tiêm đầu tiên khi trẻ được 2 tháng tuổi và 2 mũi sau lần lượt là vào tháng 3 và 4. Nếu đến thời hạn tiêm mà bé bị ốm sốt, không đủ tiêu chuẩn sức khỏe thì bác sĩ sẽ lùi lịch tiêm đến tháng sau.
Đây là một trong những mũi tiêm mà các mẹ "sợ" nhất vì sau khi tiêm về trẻ thường bị sốt nhẹ, đau vết tiêm. Hiện tượng đó là bình thường. Chỉ khi bé sốt cao (>38.5 độ), không hạ và quấy khóc nhiều, bỏ ăn thì mẹ cần liên hệ với bác sĩ ngay để xem có biến chứng gì nguy hiểm hay không.
Lưu ý: Trong mỗi lần đi tiêm mũi 5 trong 1, bé còn được uống vắc xin bại liệt. Mẹ nên chú ý bế con đúng tư thế để con không bị nôn trớ nhé!
Từ 6 tháng: Tiêm phòng cúm
Trẻ rất hay mắc bệnh cúm do thay đổi thời tiết hoặc lây nhiễm từ người khác. Bệnh phần lớn không nguy hiểm tính mạng nhưng lại thường mất thời gian điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Đặc biệt, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé phải dùng kháng sinh sớm. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên mẹ nên cho trẻ từ 6 tháng tuổi nên tiêm ngừa văcxin phòng ngừa bệnh cúm càng sớm càng tốt.
9 tháng tuổi: Tiêm phòng sởi
Mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não... là các biến chứng nguy hiểm sau mắc sởi có thể dẫn đến tàn phế, tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng.
Để phòng bệnh sởi tốt nhất, mẹ cần tiêm vắc xin cho bé vào lúc 9 tháng tuổi. Lúc này, khoảng 85% trẻ được tiêm vắc xin sẽ có thể phòng tránh bệnh hoàn toàn. (Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản vắc xin...).
Theo WTT
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất