5 điều 90% cha mẹ Việt thường làm, tưởng tốt cho con hóa ra lại đang giết chết tương lai trẻ
Tin liên quan
Coi trọng điểm số
Không ai phủ nhận tầm quan trọng của điểm số vì điểm số chính là thước đo kết quả quá trình học tập của con. Tuy nhiên, cha mẹ đừng nên quá coi trọng điểm số, làm mọi cách để bắt con được điểm cao mà không quan tâm đến những vấn đề khác vì mỗi trẻ có năng lực học tập hoàn toàn khác nhau.
Cha mẹ nào cũng luôn đặt kỳ vọng con được điểm cao, nhưng đừng để những con số trở thành áp lực đè nén lên tâm trí của trẻ. Có thể trẻ không giỏi toàn diện các môn nhưng con sẽ có những năng lực và khía cạnh nổi bật giúp con thành công trong tương lai. Nếu cha mẹ quá coi trọng điểm số và biến chúng trở thành nỗi ám ảnh của trẻ, trẻ sẽ rất dễ rơi vào tình trạng bị áp lực, stress, căng thẳng tâm lý.
Các chuyên viên tâm lý đã nghiên cứu và rút ra kết luận rằng, những đứa trẻ bị áp lực điểm số thường có xu hướng bị trầm cảm, rối loạn cảm xúc hơn những trẻ khác. Không những thế, nếu không đạt được kết quả như mong muốn, trẻ còn có xu hướng gian lận, nói dối nhiều hơn để lấp liếm số điểm thấp trước áp lực từ cha mẹ.
Đưa con lên mây
Cha mẹ nào chắc chắn cũng rất yêu con và trong mắt họ, con cái của bản thân mình luôn luôn là người tài giỏi, ngoan ngoãn nhất. Khi trẻ làm những việc đúng đắn, học giỏi, chăm ngoan, khen ngợi con là điều phụ huynh nên làm để khiến trẻ trở nên tự hào và cố gắng hơn nữa trong việc trau dồi bản thân. Tuy nhiên, khen ngợi thái quá, đưa con lên tận mây xanh lại là một trong những sai lầm của các bậc làm cha, làm mẹ. Khen như thế nào để con vừa cảm thấy vui nhưng vẫn không có những nhận thức sai lệch, tự cao là điều phụ huynh nên chú ý.
Nếu lúc nào cũng đưa con lên tận mây xanh, trẻ sẽ rất dễ hình thành thái độ kiêu ngạo, ếch ngồi đáy giếng. Những đứa trẻ này thông thường rất ích kỷ và vô cùng tự phụ về bản thân, hay xem thường người khác và không cố gắng học hỏi, trau dồi thêm. Vì thế, cha mẹ hãy ý tứ trong việc khen ngợi con, đó chỉ nên là những câu khích lệ, động viên tinh thần cho con hiểu công sức mình bỏ ra đã được đền đáp và cố gắng hơn nữa ở những lần sau.
Ép buộc con
Mỗi con người có một sở thích và mong muốn riêng, cha mẹ không có quyền ép buộc mà nên giúp con tránh xa những điều sai trái và hướng dẫn trẻ đi đúng đường. Ngay từ khi còn nhỏ, nhiều bậc cha mẹ đã có thói quen áp đặt, ép buộc con làm những thứ mình muốn cho dù con không thích. Luôn ngăn cấm sẽ khiến trẻ hình thành tâm lý bức xúc, khó chịu, ngày càng cứng đầu, khó nghe lời hơn. Khi lớn lên, nếu trẻ nghĩ mình đã trưởng thành thường có xu hướng ngỗ ngược, làm trái lại lời bố mẹ để chứng tỏ bản thân.
Cha mẹ luôn đúng!
Các bậc phụ huynh luôn luôn la rầy, bắt lỗi con, bắt trẻ phải xin lỗi, chịu tội khi làm sai một điều gì đó nhưng bản thân mình mắc lỗi thì lại coi như không có gì. Đây là một sai lầm trong cách dạy con. Điều này khiến trẻ không khỏi ấm ức, thắc mắc rằng tại sao cha mẹ lại không bao giờ xin lỗi khi làm sai. Xin lỗi con khi bản thân làm sai sẽ không làm giảm sự tôn trọng của con cái đối với cha mẹ, thậm chí, hành động này còn giúp trẻ hiểu rõ hơn về trách nhiệm nếu lỡ mắc sai lầm. Khi cha mẹ chấp nhận sai lầm và hứa sẽ thay đổi, trẻ sẽ xem đó là một tấm gương và cũng sẽ sẵn sàng thừa nhận lỗi lầm, sửa sai giống như vậy.
So sánh trẻ với những người khác
Một số cha mẹ muốn con có động lực phấn đấu nên thường so sánh trẻ với những người khác giỏi giang hơn. Họ tưởng mình rèn luyện ý chí cho con nhưng đâu ngờ, chính hành động này có thể khiến trẻ bị tổn thương và hình thành nên những tâm lý xấu. Mỗi đứa trẻ là một màu sắc riêng biệt, khi bị so sánh, chúng có thể xuất hiện cảm giác tự ti, luôn nghĩ mình thua kém mọi người. Mặt khác, chúng còn dễ tạo nên tính ghen ghét, đố kỵ, nghĩ rằng cha mẹ không yêu thương mình nên sẽ tìm cách chê bai, hạ bệ người khác để bản thân được nổi bật, vô cùng nguy hiểm.
Học cách dạy con thông minh của người Nhật
Không quy chụp, áp đặt
Đặc biệt, cha mẹ Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con. “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.
Khen hành vi cụ thể của con
Nếu chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi. Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể.
Không cho con xem TV
Ngoài việc xem TV tốn thời gian và có thể khiến trẻ bị nghiện, cha mẹ Nhật còn ý thức rất rõ việc nếu cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều thì cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ; từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thuỳ não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người. “Tắt TV, Bật ý tưởng” là châm ngôn truyền miệng của phụ huynh Nhật.
Thường xuyên vận động
Không chỉ tập trung phát triển trí tuệ, các cha mẹ Nhật cũng rất chú trọng việc dạy con rèn luyện thể chất. Ngay từ khi bé chào đời, cha mẹ đã lưu ý giáo dục về tất cả các mặt sức khoẻ, vận động, đạo lý, kỷ luật, tình cảm. Đối với trẻ lên 2, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khoảng cách tập luyện thành những đoạn ngắn 10m, 20m mỗi ngày. Ngoài ra, người Nhật còn thường xuyên cho con đi công viên. Bởi những trò chơi ở đây sẽ giúp tăng cường sức khỏe, là cách phát triển thể chất toàn diện cho một đứa trẻ. “Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng”, là câu châm ngôn "bỏ túi" của hầu hết các ông bố bà mẹ Nhật.
Không chỉ trích lỗi lầm của con
Cha mẹ thường kỳ vọng rất nhiều vào con cái của họ, và đôi khi vì kỳ vọng quá nhiều đã khiến họ thất vọng nặng nề bởi trẻ không đạt được những gì như họ mong muốn. Chỉ trích những lỗi lầm của con là vấn đề thường thấy ở các gia đình hiện nay. Nhưng các mẹ Nhật lại quan niệm rằng ai cũng có sai lầm và việc chỉ trích những lỗi lầm của người khác không giúp họ tốt hơn và đương nhiên việc chỉ trích đó càng không xảy ra với con cái của họ.
Dạy con cách tra cứu, tìm tòi
Các bậc cha mẹ ở Nhật thường hướng dẫn con dùng những loại từ điển dễ tra cứu ngay từ nhỏ. Trẻ dùng từ điển đó để tra nghĩa của từ, hay cách viết đúng chữ Hán. Chẳng hạn, khi biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe dẫn đi thì chúng ta cảm thấy rất khó nhớ đường. Nhưng nếu tự dùng bản đồ, rồi vừa đi vừa hỏi đường thì chúng ta sẽ nhớ rất lâu. Cũng tương tự như thế, trẻ con sẽ dễ tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm, mất công để tra cứu hơn là được cha mẹ dạy cho một cách thụ động. Ngay cả đối với những trẻ Nhật khó dạy theo cách đơn điệu, thì bằng cách này chúng cũng có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.
Theo Phunutoday
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất