4 mẹo dân gian mà mẹ Việt tin sai cổ nhưng sai be bét chưa kể còn nguy hiểm cho con

4 mẹo dân gian mà mẹ Việt tin sai cổ nhưng sai be bét chưa kể còn nguy hiểm cho con

2017-06-11 06:45
- Một số mẹo được các mẹ rỉ tai nhau thực ra không có cơ sở khoa học, không những giảm bớt bệnh cho con mà còn làm bệnh trầm trọng hơn.

Nhỏ nước tỏi vào mũi để trị ngạt mũi  

Nhiều cha mẹ không muốn con nhỏ bị ảnh hưởng bởi thuốc kháng sinh sớm nên áp dụng bài thuốc dân gian, nhỏ nước tỏi vào mũi bé để trị nghẹt mũi, cảm cúm. Đúng là trong tỏi có chứa chất allicin có thể diệt vi trùng và nấm. Nhiều tài liệu khoa học cho thấy tỏi có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào đưa ra qui trình điều trị một cách khoa học và có liều lượng cụ thể.   

Màng mũi trẻ vốn đã mỏng và nhạy cảm, bị nước tỏi, cay nóng xâm nhập vào dễ khiến trẻ bị kích ứng mạnh, bỏng rộp niêm mạc mũi, không điều trị kịp thời sẽ có khả năng bị nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử da.  

Màng mũi trẻ vốn đã mỏng và nhạy cảm, bị nước tỏi, cay nóng xâm nhập vào dễ khiến trẻ bị kích ứng mạnh. (Ảnh minh họa)  

Tắm nước lá trị rôm sảy, mụn nhọt  

Thực chất, hiệu quả chữa rôm sảy của các loại lá được truyền miệng trong dân gian chưa được kiểm nghiệm bằng nghiên cứu khoa học chính xác và không phải lá nào cũng có tác dụng chữa bệnh giống nhau. Trong khi đó, nhiều loại lá mọc bờ bụi, ven đường chứa nhiều chất bẩn, hoặc bị phun thuốc trừ sâu, tẩm thuốc bảo quản rất khó rửa sạch, kể cả đun sôi cũng khó diệt hết mầm bệnh, gây nguy cơ nhiễm khuẩn cho bé rất cao. Có những loại lá còn có lông tơ, chứa độc tố, và trong quá trình tắm, cọ xát có thể gây xước da, dẫn đến nhiễm trùng da rất nguy hiểm.  

Bôi mắm/muối/thuốc đánh răng/... lên chỗ bỏng  

Hậu quả của việc bôi những chất liệu này lên chỗ da bị bỏng sẽ khiến da phồng rộp nước, vỡ ra, gây cảm giác đau rát và dễ nhiễm trùng. Cách tốt nhất để xử lí khi trẻ bị bỏng là rửa ngay lập tức vết bỏng dưới vòi nước lạnh trong khỏang 10-15 phút, sau đó ngâm vết thương vào nước sạch, nên pha thêm ít muối để làm mát vùng da, giúp vết thương nhanh lành. Trường hợp bỏng nặng và bỏng trên diện rộng, sau khi sơ cứu xong cần đưa đến bệnh viện gấp để điều trị kịp thời.  

Cách tốt nhất để xử lí khi trẻ bị bỏng là rửa ngay lập tức vết bỏng dưới vòi nước lạnh trong khỏang 10-15 phút, sau đó ngâm vết thương vào nước sạch, nên pha thêm ít muối để làm mát vùng da, giúp vết thương nhanh lành. (Ảnh minh họa)  

Ngả đầu về phía sau khi chảy máu cam  

Thông thường, bé bị chảy máu cam sẽ được bố mẹ hướng dẫn bóp mũi và ngửa đầu về phía sau để ngăn máu chảy ra ngoài. Tuy nhiên, hành động này bị các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện vì ngả đầu về sau có khả năng nuốt máu vào bụng, gây nôn ói.  

Cách sơ cứu đúng khi bị chảy máu cam là thay vì ngửa cổ ra sau, hãy cho bé ngồi xuống, kẹp mũi và nghiêng người về phía trước để máu không thể chảy ngược vào cổ họng. Tránh cho bé hoạt động làm máu cam chảy ra nhiều hơn. Mẹ cũng có thể dùng bông gạc rịt vào nơi chảy máu để cầm máu cho bé.  

Mời các mẹ tham gia chia sẻ, tìm kiếm những kinh nghiệm, bí quyết hữu ích khi nuôi con nhỏ tại Hội các mẹ yêu con nhé!     

Theo HN/Khampha

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Đến Seoul chụp ảnh ở đâu là đẹp nhất?

Đọc nhiều nhất