3 lý do khiến nhiều mẹ Việt giật mình nghĩ lại có nên cho con ngủ cùng ông bà không?
Tin liên quan
Mỗi thế hệ khác nhau sẽ có cách nuôi dạy và giáo dục con cái khác nhau. Không thể phủ nhận việc ông bà thuộc thế hệ đi trước sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn để truyền đạt cho thế con cháu sau này.
Ngày nay, nhiều gia đình trẻ quá tất bật với công việc hàng ngày nên thời gian dành cho con rất hạn hẹp. Giải pháp được hầu hết cha mẹ chọn lựa là gửi con cho ông bà. Thậm chí nhiều gia đình bận rộn, phải làm ca đêm họ thường để con ngủ cùng ông bà để tiện chăm sóc buổi tối.
Tuy nhiên, thói quen này có ảnh hưởng không nhỏ đối với trẻ. Những người lớn tuổi với quan niệm nuôi dạy con truyền thống khác với thế hệ trẻ. Trong khi cha mẹ có điều kiện tiếp xúc và cập nhật kiến thức mới nuôi dạy con khoa học hơn. Những đứa trẻ được người cao tuổi chăm sóc, khi lớn sẽ có thay đổi đáng kể so với bạn bè cùng trang lứa.
Trẻ ngủ với ông bà thường ít gắn kết với cha mẹ
Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ và con cái rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sau này. Dựa vào quỹ thời gian dành cho trẻ mỗi ngày sẽ quyết định ai là người gần gũi với bé nhất. Thế nhưng, nhiều cha mẹ dù có đồng hành cùng con mọi lúc mọi nơi, song người thực sự mang lại cho bé cảm giác an toàn và thân thiết vẫn là người ngủ cùng bé.
Ảnh minh họa
Tâm lý con người thường bất an nhất khi ở trong bóng tối và những đứa trẻ cũng vậy. Những năm tháng đầu đời người thường xuyên vỗ về, ôm ấp trẻ khi ngủ sẽ là người đáng tin cậy với bé. Ngay cả khi trẻ gần gũi, có cử chỉ thân mật như ôm hôn cha mẹ, nhưng nếu ngủ với ông bà vào ban đêm, sau một thời gian dài, trẻ có xu hướng quấn quýt với ông bà hơn.
Trẻ ngủ với ông bà, sức đề kháng tương đối kém
Khoa học hiện đại chỉ ra rằng quá nhiều quần áo, lười vận động có thể dẫn đến suy giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ. Do đó, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, thể chất kém phát triển.
Thế nhưng không ít trường hợp ông bà lo cháu cơ thể non yếu dễ cảm lạnh nên mặc nhiều lớp áo để giữ ấm. Chính thói quen này khiến thân nhiệt bé tăng, thường xuyên ướt mồ hôi. Chưa kể tới cơ thể người già thân nhiệt thay đổi, nóng lạnh bất thường không phù hợp với trẻ nhỏ.
Trẻ ngủ cùng bà thường sức đề kháng kém hơn bình thường. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, do quá trình lão hóa nên người lớn tuổi hít thở nhiều hơn so với bình thường vào ban đêm. Trẻ ngủ với ông bà sẽ hít vào cơ thể lượng lớn khí thải khiến chậm phát triển trí tuệ và tính cách sau này cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Khí thở của người già cũng nhiều vi khuẩn, sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ.
Trẻ ngủ với ông bà tính cách không đủ tự lập
Người già có xu hướng nuông chiều trong việc giáo dục và chăm sóc cháu. Họ thường có suy nghĩ cháu còn nhỏ để cháu phát triển tự nhiên, tự do vui chơi chưa cần phải vào khuôn khổ. Trong cuộc sống việc tương tác trước giờ đi ngủ, ông bà thường đáp ứng vô điều kiện mọi yêu cầu của trẻ, vì theo quan điểm của họ, trẻ còn nhỏ sẽ dạy dỗ sau, cũng không cần thiết phải quát mắng hay dùng đòn roi sớm.
Nếu cha mẹ không uốn nắn từ nhỏ, khi lớn trẻ hình thành tính cách xấu, quen thói được nuông chiều. Mặc dù không yêu cầu bé phải tự lập từ khi còn nhỏ, nhưng cần phải nuôi dưỡng ý thức độc lập từ sớm và rèn luyện cho bé một cách phù hợp.
Sự thật là ông bà dành rất nhiều tình cảm cho con cháu, chúng ta không thể nào từ chối sự yêu thương chăm sóc của họ. Điều quan trọng, các bậc phụ huynh dù có bận rộn thế nào thì hãy sắp xếp dành thời gian cho con hợp lý. Dù muốn đem lại cho con cơ sở vật chất tốt nhất thì trước hết hãy quan tâm đến tinh thần, tâm lý của trẻ.
Theo Mộc Trác (Theo Sina) (Khám phá)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất