11 nguyên nhân khiến trẻ sinh ra nhẹ cân, dặt dẹo, còi cọc

11 nguyên nhân khiến trẻ sinh ra nhẹ cân, dặt dẹo, còi cọc

2018-07-29 15:20
- Làm mẹ, ai cũng muốn sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh. Vậy nhưng, có đôi khi, vì một sự cố trong thai kỳ hoặc vì một lý do nào đó mà trẻ sinh ra nhẹ cân khiến bố mẹ vất vả trăm bề.

Trẻ sinh ra nhẹ cân có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, nhiễm trùng, tiêu hóa… và thậm chí nhiều bé còn phải đến bệnh viện thường xuyên. Vậy, trẻ như thế nào được xem là nhẹ cân khi chào đời?

11 nguyên nhân khiến trẻ sinh ra nhẹ cân, dặt dẹo, còi cọc

Trẻ sơ sinh thế nào được xem là nhẹ cân?

Trẻ có cân nặng dưới 2.500gr lúc sinh được xem là trẻ nhẹ cân. Trẻ có cân nặng giữa 1.000gr và 1.499gr lúc sinh được xem là trẻ rất nhẹ cân. Trẻ sơ sinh được xem là cực nhẹ cân khi cân nặng lúc sinh dưới 1.000gr.

Tình trạng trẻ sơ sinh nhẹ cân ảnh hưởng thế nào đến bé?

Nếu trẻ sinh ra nhẹ cân nhưng đủ tháng, bé sẽ không gặp vấn đề đáng ngại. Tuy nhiên, trẻ sẽ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nếu sinh non và nhẹ cân.

Những vấn đề bé sẽ gặp phải bao gồm:

- Có nguy cơ cao bị nhiễm trùng
- Hạ đường huyết
- Mắc các vấn đề về ăn uống
- Bị các vấn đề về tiêu hóa
- Khó thở, bị hội chứng suy hô hấp sau sinh
- Đột tử
- Chỉ số IQ thấp, kết quả học tập kém
- Rối loạn hành vi

Những nguyên nhân khiến trẻ nhẹ cân khi chào đời

1/ Sinh non

Nếu em bé sinh non, do không ở trong bụng mẹ đủ lâu để phát triển đầy đủ, bé không thể đạt được cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh. Bé sinh non là những bé được sinh ra trước khi bắt đầu tuần thai thứ 37.

2/ Mẹ mang đa thai

Nếu mẹ mang đa thai, sinh đôi, sinh ba, sinh bốn hoặc nhiều hơn, các em bé trong bụng mẹ phải chia sẻ dinh dưỡng với nhau do đó bé chào đời sẽ bị nhẹ cân.

3/ Mẹ bị các vấn đề về nhau thai

Bé sinh ra sẽ bị nhẹ cân nếu trong thai kỳ mẹ gặp các vấn đề về nhau thai ảnh hưởng đến việc truyền máu và dinh dưỡng đến thai nhi.

4/ Mẹ bị tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ

Việc mẹ bị tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ có thể khiến bé bị sinh non dẫn đến cân nặng không đạt tiêu chuẩn lúc chào đời.

5/ Mẹ uống rượu trong thai kỳ

Trong thai kỳ, nếu mẹ uống rượu, các hóa chất được truyền vào bên trong thai nhi làm hạn chế sự tăng trưởng của bé do không đủ oxy.

6/ Mẹ bị động kinh

Trong thai kỳ, nếu mẹ bị động kinh có thể ảnh hưởng đến nhau thai khiến nhau thai không cung cấp đủ máu và oxy đến thai nhi khiến bé không đủ dinh dưỡng, sinh ra dễ bị nhẹ cân.

7/ Nhiễm trùng

Thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của mẹ yếu hơn bình thường, dễ dẫn đến nhiễm trùng. Nếu mẹ bị nhiễm trùng, có thể khiến bé sinh ra bị nhẹ cân.

8/ Sự hạn chế tăng trưởng của nội tiết tử cung (IUGR)

Nếu bé được sinh ra đúng ngày mà vẫn nhẹ cân thì có thể là do gặp trường hợp IUGR (tình trạng bào thai bên trong tử cung không phát triển theo đúng mức độ của nó mà nhỏ hơn).

9/ Bất thường về cổ tử cung

Nếu mẹ bị các bất thường về cổ tử cung sẽ kích thích sinh non, dẫn đến tình trạng bé sinh ra nhẹ cân.

10/ Dinh dưỡng không đầy đủ

Thời kỳ mang thai, nếu mẹ không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thì có nguy cơ con sinh ra bị nhẹ cân.

11/ Tiền sử sinh con nhẹ cân

Người mẹ từng sinh con nhẹ cân trước đó có nguy cơ tiếp tục sinh con nhẹ cân ở những lần tiếp theo.

Mẹ cần làm gì để phòng ngừa tình trạng bé nhẹ cân khi chào đời?

1/ Khám thai ngay từ khi có dấu hiệu mang bầu

Ngay từ khi que thử hiện lên 2 vạch hoặc khi trễ kinh 7 ngày là mẹ đã có thể nghĩ đến trường hợp mình có thai và nên đi khám ngay để nhận được những tư vấn từ bác sĩ nhằm biết cách chăm sóc thai kỳ thật tốt. Việc đi khám thai giúp phát hiện một số bệnh từ đó bác sĩ có hướng điều trị. Mẹ đi khám thai cũng sẽ được kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, nghe tim thai và theo dõi sự phát triển của em bé.

2/ Thay đổi lối sống

Nếu mẹ thường thức khuya, hay uống rượu bia, hút thuốc thì cần bỏ ngay những thói quen này để bé được phát triển khỏe mạnh.

3/ Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Trong thai kỳ, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ, tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng khiến con sinh ra nhẹ cân. Mẹ nên thêm vào thực đơn các loại thực phẩm giàu axit folic, DHA, sắt, canxi… để con sinh ra khỏe mạnh, thông minh.

4/ Kiểm soát cân nặng

Trong thai kỳ, mẹ cần giữ cân nặng hợp lý, tránh tình trạng tăng cân quá mức sẽ dẫn đến các bệnh như tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp… làm tăng nguy cơ sinh non, bé sinh ra bị nhẹ cân.

Làm gì khi bé sinh ra bị nhẹ cân?

- Cho bé bú mẹ: Nếu con sinh ra bị nhẹ cân, mẹ nên cho bé bú mẹ đầy đủ để giúp bé cải thiện cân nặng đồng thời tăng cường sức đề kháng, tránh được nhiều bệnh như cảm cúm, nhiễm khuẩn…
- Khám sức khỏe bé định kỳ: Mẹ cần cho bé khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng cân nặng, sức khỏe của bé.
- Không tìm cách tăng cân cho bé: Mẹ đừng quá sốt ruột mà tìm cách tăng cân cho trẻ như dùng thực phẩm tăng cân, cho bé ăn nhiều đường bột, cho con ăn dặm quá sớm.
- Cho con ăn dặm lúc bé 6 tháng: Khi bé tròn 6 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên, mẹ hãy cho bé ăn thêm 1-2 cữ bột trong ngày.

Theo Webtretho

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Váy dài tay bay bổng mùa xuân

Đọc nhiều nhất