Ngày Tết trẻ có thể gặp nguy hiểm chỉ vì thiếu ngủ
Tin liên quan
Trẻ ảnh hưởng não bộ và toàn cơ thể khi thiếu ngủ
ThS.BS Trần Tuấn Anh - Chuyên khoa Nhi, BVĐK MEDLATEC cho biết, rối loạn giấc ngủ ở trẻ có thể gặp phải khi trẻ thay đổi thói quen, nhịp sinh hoạt quá đột ngột: trẻ đi chơi nhiều, tiếp xúc nhiều người, ngủ muộn. Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều đồ ngọt, chất béo, dẫn đến khó chịu khó ngủ, ức chế; Trẻ bị viêm mũi họng ngạt mũi, khó thở, viêm tai giữa gây nên trạng thái mệt mỏi, đau, khó chịu, trằn trọc… Ngoài ra, việc trẻ thiếu một số chất dinh dưỡng, vi chất, khoáng chất cũng gây tình trạng mệt mỏi, khó chịu.
BS Tuấn Anh đang khám cho một bệnh nhi
Kỳ nghỉ Tết kéo dài với nhiều hoạt động diễn ra liên tục có thể ảnh hưởng đến giấc của trẻ. Tình trạng trẻ thiếu ngủ gặp nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ rất nhiều. Thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể chậm phát triển cả về chiều cao, thể lực và trí lực nhất là ở trẻ em. Vì thế bạn cần đảm bảo cho con em mình có một thời gian ngủ hợp lý và khoa học nhất có thể. Để trẻ được cơ hội phát triển tốt nhất.
Giấc ngủ ảnh hưởng tới cân nặng: Một điểm cần lưu ý là khi bạn ngủ không đủ giấc, gây thiếu ngủ, cơ thể sẽ tự động tăng hàm lượng chất kích thích cortisol trong máu. Loại hormone này làm tăng hoạt tính của 1 enzime có tác dụng tích mỡ, từ đó gây tăng cân cho cơ thể.
Khi thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Trong não có hàng tỷ tế bào thần kinh đang hoạt động, cho phép chúng ta đưa ra quyết định, xử lý thông tin, tập trung vào thông tin quan trọng và ghi nhớ nó. Thiếu ngủ làm chậm công việc đó, làm ảnh hưởng đến quá trình suy nghĩ và nhận thức của chúng ta.
Một số biểu hiện rối loạn giấc ngủ
Theo ThS.BS Trần Tuấn Anh, rối loạn giấc ngủ có nhiều biểu hiện, trong đó mọi người cần chú ý khi trẻ có những biểu hiện sau:
+ Chứng hoảng loạn đêm
Khi bắt đầu giấc ngủ thường chúng có biểu hiện chung như: đang ngủ đột ngột ngồi dậy, vẻ mặt sợ hãi căng thẳng bồn chồn, tim đập mạnh, thở nhanh, vã mồ hôi, hoảng sợ la hét. Người lớn khó đánh thức trẻ tỉnh hẳn được. Qua cơn hoảng loạn này trẻ có thể ngủ tiếp và không hề nhớ gì vào sáng hôm sau.
+ Cơn miên hành
Là những hành động trẻ thực hiện khi ngủ đột nhiên choàng tỉnh giấc, một số trẻ chỉ ngồi giường và nhìn. Một số khác hành động vô thức như đi ra ngoài, mặc quần áo, nấu ăn… Cơn miên hành thường xảy ra khoảng 1-2h sáng sau khi trẻ ngủ. Trẻ vẫn mở mắt nhìn nhưng trẻ vô thức, cơn này kéo dài khoảng 30 phút hoặc hơn. Sau cơn này trẻ có thể ngủ tiếp và không nhớ gì vào ngày hôm sau. Có ý kiến cho rằng chứng miên hành là do sự chưa ổn định chu kỳ thức – ngủ của não
+ Mộng du
Gần giống với 2 chứng gặp ở trên, trẻ cũng hành động trong vô thức, và thực sự nguy hiểm. Cha mẹ hãy lặng lẽ theo dõi để bảo vệ con trước những nguy hiểm cho tới khi con quay lại giường.
+ Chứng lo sợ lúc ngủ
Chứng lo sợ lúc ngủ thường gặp ở các bé lớn hơn 1 chút, khi trẻ có thể nhận thức, đã đến lớp bởi các bé thường khó ngủ vì có những sợ hãi, mối lo lắng quan tâm, và có những áp lực như sợ cô giáo phạt, sợ bạn bè đùa nghịch bắt nạt. Trong trường hợp này rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ, cha mẹ hãy vỗ về, trấn an tinh thần cho bé, hướng dẫn cách đối đầu khó khăn cho trẻ yên tâm và dễ chịu hơn.
+ Đái dầm
Nếu tình trạng này vẫn còn sau 5 tuổi hoặc đột nhiên con bị đái dầm trở lại, hãy đưa bé đến bệnh viện để xác định nguyên nhân cụ thể. Có thể con bị sang chấn tâm lý khi phải chứng kiến cha mẹ cãi nhau, nhà có em bé mới, thay đổi chỗ ở, bắt đầu đi học hay chuyển lớp, chuyển trường …
Chăm sóc trẻ có dấu hiệu bị rối loạn giấc ngủ
Các chuyên gia khuyến cáo, chất lượng của chất ngủ ở chỗ bạn phải ngủ sâu giấc và không bị giật mình tỉnh giấc quá nhiều lần. Một giấc ngủ liền mạch và sâu sẽ cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của bạn và giúp ích cải thiện các bệnh lý khác của cơ thể. Người trưởng thành cần ngủ 6 – 8 tiếng 1 ngày. Trong khi đó, thời gian ngủ của trẻ em và thanh thiếu niên sẽ nhiều hơn là 10 – 12 tiếng.
Trẻ cần được chăm sóc đầy đủ giấc ngủ trong những ngày Tết nói riêng để có sức khỏe tốt. Ảnh minh họa
Để giúp trẻ có được những giấc ngủ ngon trong ngày Tết, cha mẹ cần lưu ý:
+ Trước khi trẻ đi ngủ nên tạo không khí yên tĩnh, êm đềm như để ánh sáng đèn ngủ mức nhẹ, tắt tivi, đài… không để trẻ đùa nghịch nhiều… có thể mở bản nhạc hoặc bài hát âm điệu du dương… Hướng dẫn trẻ tập thư giãn trước khi ngủ bằng cách giãn mềm cơ bắp, hít thở kiểu bụng êm chậm sâu đều.
+ Gia đình nên có những biện pháp phòng ngừa tổn thương có thể xảy ra với trẻ như: không cho trẻ ngủ giường cao hoặc không để vật sắc nhọn dễ vỡ gần giường ngủ, đóng cửa lối đi cầu thang, cửa nhà, cửa sổ thấp. Khi trẻ bị cơn miên hành hoặc hoảng sợ nên an ủi, dỗ dành, nhẹ nhàng đặt trẻ vào giường.
+ Nếu trẻ bị rối loạn ngủ thường xuyên, cha mẹ nên ghi chép thời gian trẻ bị cơn trong 7 đêm liên tục, sau đó chủ động đánh thức trẻ tỉnh dậy trong vòng 5 phút trước cơn vẫn thường bị 15 phút rồi mới cho trẻ ngủ tiếp. Nếu xác định có sang chấn tâm lý thì bản thân trẻ và gia đình cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa tâm bệnh.
Để phòng rối loạn giấc ngủ của trẻ, các bậc cha mẹ cũng cần:
+ Đảm bảo nhịp sinh hoạt không quá đột ngột: không nên cho trẻ đi chơi nhiều, nô đùa quá mức, ngủ muộn.
+ Ăn uống điều độ: không ăn quá no hoặc để quá đói. Kiêng đồ chua cay, thịt nướng, xúc xích, các chất kích thích và nước có gas, bún măng, chuối dứa. Ăn xong không nằm ngay, nằm cao đầu 30 độ.
Theo giadinh.net.vn
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất