Bát cháo của bà khiến cháu nhập viện cấp cứu ngay giữa đêm, bố mẹ tuyệt đối không thêm thứ này vào cháo của con

Bát cháo của bà khiến cháu nhập viện cấp cứu ngay giữa đêm, bố mẹ tuyệt đối không thêm thứ này vào cháo của con

2021-01-21 10:00
- Người bà vô cùng ân hận, không ngờ rằng tình thương yêu của mình lại làm hại cháu.

Trong không ít gia đình, mâu thuẫn xảy ra giữa các thế hệ ông bà và cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con cái bởi khác biệt về thói quen và quan điểm. Mâu thuẫn có thể đến từ những việc nhỏ nhất như chuyện ăn của trẻ. 

Đỗ Bảo lớn lên dưới sự chăm sóc của cả bà và mẹ. Mặc dù bà và mẹ cũng thường xảy ra bất đồng quan điểm khi chăm bé nhưng may mắn thay, cả hai luôn tôn trọng và hiểu nhau, thống nhất mang lại những điều tốt nhất cho bé. 

6 tháng tuổi, Bảo mới bắt đầu được tập ăn dặm dù trước đó bà cũng mấy lần muốn cho bé ăn bột từ sớm, song cuối cùng bà vẫn nghe theo ý kiến của mẹ bé. Mấy ngày đầu mới đi làm, mẹ bé thường dặn dò bà một số lưu ý khi nấu cháo, từ việc bé cần ăn nhạt, không nêm thêm muối đến việc không hầm nước xương hoặc ăn thêm bột ngọt. 

Bà bé cũng làm theo. Nhưng sau vài bữa, một hôm thấy cháu không chịu ăn cháo, bà liền cho thêm một chút muối và bột ngọt nấu lại bát cháo rồi cho bé ăn. Sau đó, thấy cháu ăn thun thút, nhiều ngày liên tiếp sau đó, bà liền lén cho thêm cả muối và bột ngọt khi nấu cháo cho bé Bảo. Bà cho rằng vì món cháo nhạt nhẽo trước kia mà bé mới không chịu ăn. 

Bà cho rằng nấu cháo nhạt nhẽo như mẹ bé dặn khiến bé không chịu ăn (Ảnh minh họa). 

Một thời gian sau, đột nhiên một hôm Bảo lên cơn sốt cao về đêm, nôn mửa, khóc giãy ngửa bụng lên. Gia đình sợ quá vội đưa bé đến bệnh viện khám. Sau khi làm các thủ tục thăm khám, siêu âm và xét nghiệm, bác sĩ kết luận bé bị suy thận cấp. Tìm hiểu kĩ hơn về chế độ ăn của bé, bác sĩ cho biết nguyên nhân là do bé ăn quá mặn. Đến lúc này, người bà đã vô cùng ân hận và thú nhận rằng đã cho thêm muối mỗi lần nấu cháo cho cháu. 

May mắn thay, Đỗ Bảo đã được đưa đến bác sĩ kịp thời, việc điều trị cũng diễn ra thuận lợi. 

Vụ việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các bố mẹ, ông bà khi cho con ăn. Dù các bác sĩ vẫn khuyến cáo không nêm muối, đường vào đồ ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi nhưng thực tế vẫn nhiều người lăn tăn rằng trẻ ăn nhạt như thế sẽ biếng ăn, không chịu ăn. 

Việc bổ sung muối cho bé phải đúng phương pháp khoa học, nếu không tuân thủ đúng cách thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. 

Tại sao muối lại có hại cho trẻ nhỏ? 

1. Ăn nhiều muối có thể gây hại cho thận của bé 

Trong vòng 1 tuổi, tất cả các cơ quan trong cơ thể bé vẫn đang phát triển, ăn quá nhiều muối sẽ gây gánh nặng quá mức cho thận của bé, gây ra các triệu chứng cơ thể như phù nề, tim đập nhanh, cao huyết áp. Trong trường hợp nặng còn có thể dẫn đến suy thận cấp. 

2. Quá nhiều muối có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp trên 

Ăn quá nhiều muối sẽ khiến cho lượng nước bọt tiết ra của bé giảm, vi khuẩn sẽ nhân cơ hội đó mà bám vào đường hô hấp của trẻ gây viêm đường hô hấp. 

Ngoài muối, khi cho trẻ ăn dặm, bố mẹ còn cần lưu ý thêm điều gì theo từng tháng tuổi? 

1. Trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi 

Các chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế đều khuyến cáo trẻ khỏe mạnh, sinh đủ tháng nên bắt đầu ăn bổ sung từ khoảng 4 - 6 tháng tuổi, muộn nhất là 6 tháng tuổi. Thức ăn dặm giai đoạn đầu nên là đồ mềm, được nghiền nhuyễn. Có thể cho bé làm quen bằng 1 bữa/ngày rồi tăng lên 2 bữa/ngày. 

Mục đích của việc ăn bổ sung ở giai đoạn này là rèn luyện khả năng nhai và nuốt thức ăn của bé, có thể cho bé làm quen với bún, mì, phở, hoa quả xay nhuyễn, rau cắt nhỏ, xay nhuyễn thịt, cá... một cách từ từ. Điều đặc biệt cần ghi nhớ là trước 1 tuổi, đồ ăn dặm của bé không có muối hay bất cứ loại gia vị nào khác. 

Chuyên gia lên tiếng về quan điểm nói "không" với gạo khi cho con ăn dặm của John Hùng Trần, câu trả lời rõ ràng cho việc: "Chọn gạo hay yến mạch?" Đọc ngay  

2. Trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi 

Ở giai đoạn này, lượng sữa hàng ngày của trẻ nên duy trì ở mức 500-800ml và khẩu phần ăn hàng ngày nên có đủ 4 loại gồm rau, tinh bột, đạm động vật và chất béo. Nên ưu tiên bổ sung dầu thực vật vào mỗi bữa ăn của bé vì nó có thể giúp trẻ cung cấp các axit béo thiết yếu và cần thiết cho sự phát triển của não và hệ thần kinh của trẻ (dầu óc chó, dầu oliu...). 

3. Trẻ trên 24 tháng tuổi 

Với sự hoàn thiện dần của hệ tiêu hóa, chế độ ăn của trẻ 24 tháng tuổi có thể gần giống với bữa ăn của người lớn, nhưng các mẹ vẫn nên chú ý giảm dầu mỡ và ít muối, đồng thời cố gắng tránh cho bé ăn thức ăn nhiều đường, muối và chất béo, chẳng hạn như đồ chiên rán, kem, kẹo...  

  Theo Pháp luật và bạn đọc  

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Top 3 cung hoàng đạo có 'phẩm chất công chúa', ngoại hình thanh tú, cư xử lịch thiệp khiến ai cũng mê mệt

Đọc nhiều nhất