Sốc với những ca độn mũi, nâng ngực hỏng bét kinh hãi năm 2016

Sốc với những ca độn mũi, nâng ngực hỏng bét kinh hãi năm 2016

2016-12-21 16:43
- Tiêm chất silicon, chất làm đầy không đảm bảo hay tại cơ sở không được cấp phép, không ít trường hợp phải nhập viện và phải trải qua phẫu thuật vô cùng khổ sở.

Tiêm chất làm đầy gây đột quỵ

Mới đây, một cô gái tên là L. (22 tuổi) phải cấp cứu trong tình trạng mắt trái mất thị lực 100%, tay chân bên phải yếu. Nguyên nhân do bệnh nhân tự nhờ người tiêm chất làm đầy không đảm bảo.

Bác sĩ Huy Thắng (Khoa Bệnh lý Mạch Máu Não, Bệnh viện 115) cho hay, nữ bệnh nhân này đang học thẩm mỹ ở Tp.HCM. Trong quá trình theo học ở cơ sở này, bệnh nhân có nhờ người tiêm chất làm đầy ở vùng mũi với mong muốn cánh mũi cao thêm.

Sau khi tiêm, bệnh nhân không được như ý muốn mà xuất hiện triệu chứng như chi bên phải yếu, mắt trái mờ dần. Trước tình hình đó, bệnh nhân nữ nói trên được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Theo bác sĩ Thắng, chất làm đầy nếu đi vào mạch máu gây thuyên tắc động mạch máu não bên trái, gây yếu nửa người bên phải...

Hoại tử môi do chất làm đầy không đảm bảo

Hồi tháng 4/2016, chị H. (quê Quảng Ninh) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy vào môi dưới. Sau khi mới tiêm xong, môi chị đầy đặn và đẹp hơn. Tuy nhiên, một thời gian sau, môi chị xuất hiện các triệu chứng như: sưng, chảy dịch và có hiện tượng nứt...

Khi nhập viện kiểm tra, chị H. bị sốt, môi dưới sưng tấy và có dấu hiệu hoại tử. Ngay khi tiếp nhận, bệnh nhân được các bác sĩ tiến hành điều trị kháng sinh, rạch môi lấy mủ đặc lẫn chất làm đầy. Nếu không chữa trị kịp thời, hoại tử sẽ lan rộng và có thể dẫn đến nguy cơ cắt môi.  

Với dịch vụ tiêm fillter phải được tiến hành ở phòng khám được cấp phép, người tiêm phải có chứng chỉ hành nghề, chất filter phải là sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và có nguồn gốc rõ ràng.

Cắt bỏ ngực vì tiêm silicon không đảm bảo

Hồi tháng 9 vừa qua, bác sĩ tại bệnh viện Trưng Vương (Tp.HCM) đã tiến hành phẫu thuật cho một nữ bệnh nhân bị ảnh hưởng ngực do tự tiện sử dụng silicon.

Người bệnh là bà K. (47 tuổi, Kiên Giang), năm 2007 đã nhờ một phụ nữ cùng xóm tiêm 6 mũi silicon vào mặt và ngực. Thời gian đầu năm 2016, bà K. bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau ngực, khó ngủ. Qua kiểm tra, các bác sĩ phát hiện một số nốt cản quang ở ngực.

Các nốt cản quang này nằm ở các mô mỡ, mô tuyến vú. Các bác sĩ bệnh viện Trưng Vương đã tiến hành phẫu thuật và phát hiện nhiều khối silicon vón cục. Ngoài ra, bà K. phải cắt trọn mô tuyến vú 2 bên.

Tái tạo ngực cho bệnh nhân tiêm silicon vào ngực

Tháng 4/2016, bác sĩ Tú Dung (Tp.HCM) đã phẫu thuật tái tạo ngực cho một bệnh nhân nữ do hậu quả của bơm mỡ nhân tạo vào ngực. 

Trước đó, chị H. (bệnh nhân) mua 1 lít dịch lỏng màu vàng về nhà. Khi chất lỏng này được bơm vào ngực, chị H. không thấy có dấu hiệu gì bất thường. Tuy nhiên, sau đó vài tháng bắt đầu có triệu chứng đau ngực, da ngực chuyển sang màu tím, trên ngực có những cục cứng. 

Qua thăm khám, bác sĩ xác định bệnh nhân H. tự bơm silicon lỏng vào ngực. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ đã lấy ra nhiều cục silicon và mô xâm lấn gây hoại tử và tái tạo ngực.

tiêm silicon, chất làm đầy

Tiêm silicon 30 năm phải nhập viện do đau đớn

Hồi tháng 1/2016, bệnh nhân T (47 tuổi, Tp.HCM) nhập viện do silicon đã bơm trong mũi ngày càng cứng và dính. Theo đó, bệnh nhân bơm silicon vào mũi khi mới 17 tuổi. 30 năm sau, khi phát hiện sự bất thường ở phần silicon đã đến bệnh viện để thăm khám

Không chỉ vậy, các bác sĩ còn phát hiện silicon gây thâm nhiễm dẫn đến da mũi bị chuyển màu đen và đau đớn. Các bác sĩ tiến hành lấy khối silicon ra nhưng lúc đó chỉ lấy được 90% silicon, còn 10% ăn vào da quá sâu nên không lấy được vẫn phải tiếp tục theo dõi.

 Anh Minh (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Cách tắt trạng thái vừa mới truy cập trên Zalo cực đơn giản

Đọc nhiều nhất