Quá nhiều áp lực cuộc sống, ai dễ bị mắc trầm cảm nhất?
Tin liên quan
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần biểu hiện bằng sự buồn bã dai dẳng hoặc mất hứng thú đối với tất cả những thứ trước đây mình thích, kèm theo không có khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, thời gian ít nhất 2 tuần. Ngoài ra, người trầm cảm thường có các triệu chứng sau: cảm giác không còn sức lực; thay đổi cảm giác ngon miệng; mất ngủ hay ngủ quá nhiều; lo lắng; giảm tập trung; do dự; thấy bất an; cảm thấy bản thân vô dụng, tội lỗi hoặc mất hy vọng; có suy nghĩ tự hại bản thân hoặc tự sát.
Có bao nhiêu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm?
Theo ước tính, có trên 300 triệu người bị trầm cảm, hay cứ 25 người thì có 1 người bị trầm cảm.
Số người bị trầm cảm có tăng lên không?
Có, số người bị trầm cảm tăng thêm 18% trong giai đoạn 2005 -2015. Đây là do có sự gia tăng chung về dân số trên thế giới cũng như sự gia tăng người cao tuổi, là tuổi mà trầm cảm phổ biến hơn.
Ai dễ bị mắc trầm cảm nhất?
Mặc dù trầm cảm có thể và ảnh hưởng mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội nhưng nguy cơ bị trầm cảm tăng lên do nghèo đói, thất nghiệp, các biến cố trong cuộc sống như mất người thân hoặc đổ vỡ trong mối quan hệ, do ốm đau và rối loạn do sử dụng chất.
Trầm cảm có thể phòng tránh được không?
Khởi phát của đợt trầm cảm đầu tiên có thể không hoàn toàn ngăn ngừa được nhưng ở một mức độ nào đó, lối sống cân bằng với ngủ đủ, chế độ ăn cân đối và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có thể giúp phòng ngừa trầm cảm. Được bảo vệ không bị bạo lực, xâm hại và mất mát cũng giúp phòng ngừa trầm cảm.
Trong những người đã có một số triệu chứng của trầm cảm, tiến triển đầy đủ của đợt trầm cảm có thể ngăn ngừa được bằng các liệu pháp điều trị tâm lý như liệu pháp nhận thức-hành vi. Trong số những người phục hồi sau trầm cảm, điều trị tâm lý hoặc dùng thuốc chống trầm cảm có thể tránh tái phát.
Trầm cảm có thể điều trị được không?
Có, trầm cảm có thể điều trị hiệu quả được. Đối với người lớn, trầm cảm thể nhẹ có thể được điều trị hiệu quả bằng can thiệp tâm lý. Với trầm cảm thể vừa-nặng, cả điều trị tâm lý và dùng thuốc chống trầm cảm đều hiệu quả. Một số người cần đồng thời cả hai can thiệp này.
Có thể làm gì để giảm kỳ thị với trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác?
Một trong những biện pháp hiệu quả nhất nhằm giảm sự kỳ thị liên quan tới trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác là nói chuyện về các rối loạn này ở mọi góc độ trong xã hội – ở cấp độ chính phủ, tại nơi làm việc, trường học, câu lạc bộ và các hội nghề nghiệp, phòng khám của bác sỹ và ở gia đình. Lồng ghép các dịch vụ/hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần vào trong các dịch vụ y tế chung là biện pháp cốt lõi nhằm giảm sự kỳ thị và nhận thức chưa đúng về sức khỏe tâm thần.
Title do Emdep.vn đặt
(Lược đăng) - Nguồn: WHO - Bộ Y Tế
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất