Những bệnh dễ xuất hiện trong ngày mưa ẩm nhất định phải cảnh giác

Những bệnh dễ xuất hiện trong ngày mưa ẩm nhất định phải cảnh giác

2017-01-10 17:27
- Điều kiện thời tiết mưa ẩm là môi trường cho các vi khuẩn, nấm mốc phát triển và gây bệnh.

Thời tiết mưa phùn, sương mù không chỉ gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân mà còn có thể tiềm ẩn nguy cơ với sức khỏe đặc biệt là trẻ em và người già.

Bệnh đường hô hấp

Những ngày mưa kèm lạnh sẽ là cơ hội cho các bệnh hô hấp ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi thời tiết mưa phùn, độ ẩm cao, các vi khuẩn, nấm... trong môi trường phát triển mạnh. Khi con người hít vào có thể tác động lên hệ hô hấp. 

Đặc biệt như các vi khuẩn tiếp xúc niêm mạc mũi gây viêm mũi, ngạt mũi. Nặng hơn là những dị ứng như viêm khí quản, phế quản cấp, hen suyễn...

mưa ẩm

Thời tiết ẩm ướt cũng khiến cho bệnh nhân mắc các bệnh như hen, phổi tắc nghẽn khó chịu và tình trạng bệnh tái phát. Đối với trẻ em, khi viêm họng có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm phế quản do sức đề kháng yếu. Các biểu hiện ban đầu là sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, ho...  

Khi bị ngạt mũi, nhiều bệnh nhân còn phải thở bằng đường miệng. Tuy nhiên, mối nguy khi phải thở bằng miệng là không khí đi vào miệng không có lớp lọc như ở mũi. Khi đó, không khí chứa vi khuẩn sẽ gây ra viêm phổi hay viêm họng, amidan. 

Bệnh đường tiêu hóa

Những ngày mưa ẩm ngoài chú ý giữ ấm cho cơ thể còn phải lưu ý cả việc ăn uống. Các vi khuẩn sinh sôi nên có thể bám vào thức ăn, thực phẩm, rau, thịt... Nếu không đun nấu kỹ có thể gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn.

Đặc biệt, những vi khuẩn như E.coli, Campylobacter hoặc amíp, giardia là nguyên nhân gây chính. Khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa có kèm nôn, tiêu chảy phải chú ý bù nước với dung dịch oresol, tốt nhất phải đến bác sĩ để thăm khám.

Để phòng bệnh, sau khi đi vệ sinh hay đi bên ngoài về phải chú ý rửa tay sạch sẽ, ăn chín, uống sôi. Các thức ăn phải đun nóng, không ăn đồ lạnh hay để quá lâu.

Dị ứng ở da

Trong môi trường không khí của những ngày ẩm ướt sẽ tồn tại nhiều vi khuẩn, nấm... bay lơ lửng. Chúng có thể bám lên các vùng da hay quần áo. Nếu quần áo ẩm mốc đó là nguy cơ để khiến cho các bộ phận trên cơ thể bị ngứa, sưng tấy, khó chịu.

Vào những ngày mưa ẩm, các tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn nhưng khó bay hơi. Ngoài ra, các lớp bụi bẩn tồn tại ngoài môi trường có thể bám lên da mặt bịt lỗ chân lông gây mụn, viêm da...Nếu nặng có thể viêm nang lông, gây viêm nhiễm ở đầu mụn.

Do nấm phát triển mạnh ngày ẩm ướt nên cảnh giác với nấm móng. Chúng xuất hiện ở các kẽ móng tay, chân gây đỏ, đau và khó chịu.

 

 Để phòng bệnh ngày mưa ẩm cần chú ý.

- Không để ướt mưa, mặc ấm và quàng khăn.

- Sau khi đi ngoài mưa về, nếu bị ướt chân hay giày dép phải thay ngay không để ẩm ướt.

- Nâng cao sức đề kháng bằng cách uống các loại nước trái cây.

-Chú ý vệ sinh nhà cửa và vệ sinh cá nhân để tiêu diệt vi khuẩn.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi.

- Để giảm bớt độ ẩm cao nên đóng kín cửa, dùng máy hút ẩm và điều hòa hai chiều. Ngoài ra, có thêm dụng cụ đo độ ẩm để đảm bảo độ ẩm không quá cao dễ gây bệnh.
 

 Anh Minh (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 cặp cung hoàng đạo này chính là một nửa hoàn hảo của nhau

Đọc nhiều nhất