Nhiều người nghĩ dùng bóng cười, khí cười không lo gây nghiện nhưng đây mới là sự thật phải biết
Tin liên quan
Mới đây cư dân mạng share hình ảnh và clip về một cô gái cầm cả bình bơm bóng bay (nghi là bóng cười) trong vô thức, không nhận biết được xung quanh. Nhiều người cho rằng cô gái này bị "ngáo" bóng cười. Nhưng thực hư thế nào đến nay chưa rõ cô gái có phải dùng bóng cười đến mức như vậy không.
Dùng bóng cười, khí cười (N2O) để giải trí là một trào lưu không còn xa lạ gì trong giới trẻ. Khi hít một vài hơi khí cười sẽ giúp cho người dùng có khoái cảm và gây cười. Các bạn trẻ sử dụng bóng cười để giải trí tại thời điểm đó nhưng lại ít biết đến tác hại của loại khí này tới sức khỏe.
Tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã từng tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ 16 tuổi sau khi chơi bóng cười với số lượng lớn trong bữa tiệc sinh nhật và nhập viện trong tình trạng hai chân yếu, đi lại khó khăn. Trước đó, bệnh nhân đã có tiền sử từng chơi bóng cười mỗi lần hàng chục quả mỗi lần trước đó 5-6 tháng trời.
Sau khi chơi bóng cười với số lượng lớn tại bữa tiệc sinh nhật nữ sinh có biểu hiện lạ, người mệt mỏi, cơ lực yếu hơn bình thường đặc biệt hai chân yếu khiến việc đi lại khó khăn. Bệnh nhân trên được chẩn đoán ngộ độc N2O (khí cười).
Lạm dụng bóng cười gây ra những rối loạn về nhận thức.
Theo TS.BS Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc, Trưởng khoa Lâm Sàng (Bệnh viện Ban ngày Mai Hương) khí cười không phải là ma túy vì không bị pháp luật ngăn cấm. Chất N2O còn được sử dụng trong y học đặc biệt chuyên ngành gây mê.
N2O được sử dụng để gây mê từ năm 1884 – gây tê nha khoa. Hiện nay, N2O vẫn được sử dụng để giảm đau trong các trường hợp sinh đẻ, chấn thương, phẫu thuật vùng miệng. Khí N2O nếu được sử dụng cho mục đích y học với liều lượng được tính toán cẩn thận dựa trên từng cơ địa, gần như không có hại gì đối với cơ thể.
Ảnh hưởng lâu dài?
TS. BS Hồng Thu khuyến cáo dù không phải là ma túy nhưng khí cười có thể gây nghiện nếu dùng thường xuyên. Do có chất kích thích tạo ra khoái cảm kích thích thần kinh và gây cười. Khi là một chất hóa học gây ra khoái cảm thì đều có khả năng bị nghiện.
Đặc biệt các bạn trẻ hiện nay sử dụng khí cười với mục đích giải trí sẽ không kiểm soát được liều lượng an toàn. Chất hóa học gây nghiện này nếu sử dụng sai mục đích với một thời gian dài đều có thể gây tác hại đặc biệt là các tổn thương vĩnh viễn trên não bộ.
“Người sử dụng bóng cười thường xuyên sẽ gây ra một số rối loạn như: rối loạn trí tuệ, rối loạn nhận thức, rối loạn nội tiết, rối loạn tiêu hóa, rối lọan khí sắc, loạn nhịp tim, hạ huyết áp, đầu chi tê cứng, đi đứng loạng choạng… Khi sử dụng với liều lượng cao sẽ gây rối loạn vận động, suy giảm nhận thức, suy hô hấp cấp”, bác sĩ Hồng Thu nói.
Nói về khả năng “bị ngáo” khi lạm dụng khí cười, TS.BS Hồng Thu khẳng định là không có. Do các hoạt tính trong khí cười chưa đủ mạnh để gây ra những ảo giác hoang tưởng. Trong các loại chất gây nghiện hiện nay có cỏ Mỹ và ma túy đá tàn phá sức khỏe rất nặng nề nếu sử dụng.
Người có biểu hiện bị ngộ độc khi cười cần phải được đưa đi điều trị sớm để giảm thiểu những tác hại của khí cười gây ra.
TS.BS Hồng Thu cho biết thêm, thực tế các bạn trẻ sử dụng những chất gây nghiện hiện nay đều không hiểu rõ được tác hại của chúng gây ra. Đa phần các trường hợp bạn trẻ thấy bạn bè sử dụng thì sử dụng theo. Bóng cười cũng giống như loại keo con chó đã từng xuất hiện trước đây. Khi một nhóm các bạn trẻ sử dụng thấy hay lại truyền cho nhau sử dụng theo. Muốn hạn chế được những tác hại của những chất gây nghiện ở giới trẻ cần phải có sự giáo dục của gia đình và quan tâm đúng mức của gia đình. Cần cung cấp cho trẻ biết thông tin những hậu quả để biết và tránh xa các chất gây nghiện.
Trong y văn đã ghi nhận nhiều ca tổn thương tủy, mất myelin liên quan đến sử dụng N2O. Bệnh lý thần kinh mất myelin xảy ra khi lạm dụng N2O trong một thời gian dài.
Ngọc Minh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất