Coi chừng đau mắt đỏ!

Coi chừng đau mắt đỏ!

Thúy Vũ 2014-09-04 10:57
- (Em đẹp) - Thông thường vào thời điểm giao mùa, nhất là mùa mưa, bệnh đau mắt đỏ thường gia tăng nên mọi người cần chú ý phòng bệnh, tránh nguy cơ dẫn đến mù lòa.
Một buổi sáng thức dậy, bỗng nhiên bạn thấy đôi mắt đỏ ngầu, liên tục ngứa ngáy, khó chịu và dấp dính. Thì chính xác là bạn đã mắc bệnh đau mắt đỏ rồi đấy!

Tại sao xuất hiện đau mắt đỏ vào lúc này? Bệnh có nguy hiểm hay không? Phải điều trị như thế nào? Tất cả những thắc mắc này đều sẽ được Emdep.vn giải đáp trong bài viết dưới đây để cho bạn một cái nhìn tổng quát và rõ nét nhất về căn bệnh giúp bạn phòng và chữa trị kịp thời.

Căn nguyên, triệu chứng bệnh đau mắt đỏ ?

Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc cấp do virus. Chúng có tốc độ lây lan đến chóng mặt nhờ sự phát triển và lây lan nhanh chóng của loại virus phổ biến Adenovirus gây đau mắt đỏ.

Nguyên nhân gây bệnh gồm rất nhiều, có thể là do bạn chưa vệ sinh mắt đúng cách để mắt bị nhiễm bụi bẩn; cũng có thể do sự chuyển giao mùa, sự thay đổi theo thời tiết. Đặc biệt, đau mắt đỏ thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu khi có khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều vi khuẩn dễ sinh sôi và gây nên dịch bệnh đau mắt đỏ. Bệnh này tuy lành tính nhưng nó gây cản trở ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày cũng như lao động và học tập. Thậm chí còn có thể gây viêm giác mạc, giảm thị lực, mù lòa nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách.

Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh sẽ có những biểu hiện như ngứa trong mắt, mắt cộm và đỏ lên, do đó mắt người bệnh thường bị sưng nề làm khe mi hẹp lại, kết mạc trở lên đỏ lừ, nước mắt chảy ra nhiều kèm theo gỉ mắt làm mắt dấp dính, lèm nhèm và nhiều lúc nhòe đi, cảm giác rất ngứa và khó chịu, chỉ muốn dụi mắt liên tục.

Sau khi mắc bệnh, virus "đau mắt đỏ" sẽ vào cơ thể sinh sôi, nảy nở cho đến khi đủ số lượng nhất định để gây bệnh, thời gian ủ bệnh đau mắt đỏ thường từ 5-10 ngày. Với những người có sức đề kháng tốt sẽ kìm hãm được sự phát triển của virus khiến nó không thể gây bệnh. Ngược lại, với những người có sức đề kháng yếu sẽ dễ dàng lây nhiễm và truyền bệnh cho những người xung quanh.

Đau mắt đỏ thường bùng phát manh vào thời gian chuyển mùa. (Ảnh : Redeyes)

Vì sao khi chuyển mùa dễ đau mắt đỏ ?

Lý do là bởi khi thời tiết chuyển từ nắng nóng qua mưa ẩm thấp, độ ẩm không khí lúc này tăng cao cộng thêm môi trường nhiều khói bụi, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho virut bùng phát trong không khí. Bên cạnh đó, các yếu tố như vệ sinh cá nhân kém, các vật dụng hằng ngày nhiễm bẩn, ô nhiễm môi trường, nguồn nước… tất cả đã tụ chung lại tạo thành một môi trường hoàn hảo để bệnh đau mắt đỏ dễ dàng phát triển và bùng phát thành dịch.

Hơn nữa, khi bước vào thời điểm giao mùa, nhất là vào cuối hạ đến hết thu, ngày nóng đêm lạnh, cơ thể con người chưa kịp thích nghi với môi trường nên rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ mệt mỏi và hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ. Các môi trường tập trung đông người như trường học, cơ quan,… là những môi trường tập trung ổ bệnh và dễ lây lan bệnh rộng rãi.

Các con đường lây bệnh

Bệnh đau mắt đỏ có thể dễ dàng bị lây qua:
 
+ Đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nước bọt, nước mắt, bắt tay.

+ Bệnh đau mắt đỏ không lây khi nhìn nhau. Trung gian truyền bệnh chính là nước mắt của bệnh nhân đau mắt đỏ do nước mắt này có chứa virus. Bệnh đau mắt đỏ lây qua những hạt tiết tố nhỏ li ti, khi bệnh nhân ho hoặc nhảy mũi và qua những vật dụng nhiễm nguồn bệnh (nắm tay cửa, điện thoại, khăn...) đồng thời qua nước bị nhiễm khuẩn.

+ Thói quen day, dụi mắt, sờ vào mũi, miệng.

+ Dùng chung đồ sinh hoạt như khăn mặt, thau, thuốc nhỏ mắt... với người bệnh.

+ Chạm phải những vật dụng người bệnh đã sử dụng khi nhiễm bệnh.

+ Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn và mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi...

+ Những nơi tập trung đông người như xe bus, trường học, bệnh viện, cơ quan... những nơi này mọi người buộc phải tiếp xúc ở cự ly gần, do đó rất dễ lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ.

+ Bác sĩ ở bệnh viện đôi khi cũng là một trong những tác nhân lây bệnh. Họ phải tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân, nếu chưa được sát trùng cẩn thận, họ sẽ vô tình trở thành nguyên nhân gây phát triển bệnh.

Cách phòng và điều trị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là một căn bệnh có tốc độ bùng phát và lan rộng nhanh chóng, dễ lây nhưng lành tính và ít để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu không chữa trị đúng và kịp thời có thể bị biến chứng, dẫn tới mù lòa. Cách lây bệnh tốt nhất của bệnh này là qua người đã mắc bệnh bởi mầm bệnh có khả năng tồn tại ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây dù đã khỏi bệnh được một tuần. Vì vậy, để phòng và điều trị bệnh một cách tốt nhất, chúng ta nên thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường sống và cách ly với người bệnh.

Để phòng ngừa và điều trị đau mắt đỏ, cần rửa mặt thường xuyên bằng nước ấm để giữ cho mắt luôn được sạch. Nên nhớ, không dùng chung đồ! 

+ Phòng bệnh :

- Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.
- Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
- Rèn luyện thói quen không dùng tay dụi mắt.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
- Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…

+ Chữa bệnh :

- Rửa mặt thường xuyên 3 lần/ngày bằng nước ấm để giữ cho mắt luôn được sạch. Sử dụng khăn rửa mặt riêng, không dùng chung với người xung quanh.

- Nên đeo kính trong thời gian bị đau mắt đỏ khi tiếp xúc với mọi người, bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan.

- Không dụi mắt, tránh đưa tay bẩn lên mắt.

- Đến khám bác sĩ và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

- Chú ý, trong trường hợp này không điều trị đau mắt bằng cách chữa dân gian như đắp lá, xông mắt bằng lá trầu không.

- Không đến các nơi công cộng, tập trung nhiều người và những nơi tập trung nhiều khói, bụi bẩn.

- Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị.

Bệnh đau mắt đỏ không kéo dài lâu, không để lại di chứng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn và được đánh giá là lành tính. Tuy nhiên, nếu như bạn cứ chủ quan không chữa trị kịp thời, tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả xấu đến mắt của bạn, thậm chí gây mù lòa và hỏng giác mạc. Hãy tập cho mình thói quen sống lành mạnh, trong sạch và phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ, khi thời tiết chuyển mùa đang diễn biến rất rõ rệt, bạn sẽ không còn phải lo mắt bị ngứa, đau và cách ly với mọi người.

Thúy Vũ
logo smaill

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Em à, hãy đón nhận người đến sau khi trái tim đủ lành lặn

Đọc nhiều nhất