Bệnh động kinh: Lý do khiến căn bệnh này khó chữa và dễ bị chẩn đoán nhầm

Bệnh động kinh: Lý do khiến căn bệnh này khó chữa và dễ bị chẩn đoán nhầm

2017-03-19 06:49
- Điều trị động kinh rất khó khăn và phụ thuộc vào thuốc, đặc biệt các bệnh nhân có cơn động kinh liên quan tới tổn thương não.

Dễ bị chẩn đoán nhầm

Động kinh có nhiều thể bệnh khác nhau, về mặt lâm sàng rất phức tạp. Các rối loạn tâm thần có thể chính là bản thân cơn động kinh (động kinh tâm thần vận động hoặc rối loạn tâm thần là hậu quả bệnh động kinh, bệnh lý kết hợp. Có nhiều phương pháp chữa động kinh nhưng thuốc vẫn là quan trọng nhất.

Theo PGS.TS Cao Tiến Đức (Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103), bệnh động kinh có thể gặp ở tất cả các đối tượng từ trẻ nhỏ tới người già. Động kinh ở trẻ nhỏ có thể do chấn thương sản khoa, nhiễm trùng (viêm màng não), dị tật bẩm sinh hoặc sốt cao. Động kinh ở tuổi trung niên thường do chấn thương vùng đầu, rượu, chất kích thích hay tác dụng phụ của thuốc. Ở người người già động kinh là do u não và đột quỵ và một số bệnh thực tổn gây ra.

“Có nhiều nguyên nhân gây động kinh, nhưng có thể xếp vào hai nhóm chính là bệnh lý thần kinh nguyên phát và nhóm các bệnh”, TS Cao Tiến Đức cho hay.

động kinh

Bệnh động kinh rất dễ bị chẩn đoán nhấm, ảnh minh họa.

Động kinh vô căn chiếm 75% số bệnh nhân động kinh nhóm đối tương mắc bệnh từ 1- 25 tuổi, trong đó 75% bệnh nhân có cơn trước 18 tuổi.

Bệnh động kinh xuất phát do nguyên nhân các bệnh não như chấn thương. 80% Cơn động kinh thường xuất hiện trong  hai năm sau chấn thương sọ não. Một số tổn thương não như đột quỵ, khối phát triển nội sọ như u não, áp xe, viêm màng não, viêm não cũng gây ra bệnh động kinh.

PGS.TS Cao Tiến Đức cho biết: “Không phải tất cả các cơn động kinh đều có co giật. Ví dụ, động kính tâm thần vận động là những cơn biểu hiện bằng rối loạn tâm thần như: suy giảm nhận thức, có nhiều rối loạn cảm xúc hành vi. Có hành động tự động và có nhiều hành vi hung bạo, phạm pháp. Và không phải tất cả các loại co giật đều là động kinh. Ví dụ, ở những người sử dụng rượu, người có bệnh lý suy thận suy gan, người bị rối loạn điện giải  natri, canxi trong máu thấp…”.

Động kinh cũng có yếu tố di truyền từ cha mẹ. Nếu cha mẹ có cơn động kinh toàn thể, con sinh ra nguy cơ mắc bệnh cao từ 5-20%. Nhưng nếu cha mẹ có cơn động kinh do chấn thương não, nguy cơ trẻ mắc bệnh động kinh chỉ khoảng 5%.

Theo PGS.TS Cao Tiến Đức, bệnh lý động kinh khá phổ biến nhưng lại dễ bị chẩn đoán điều trị nhầm. Có tới 51-54% những người được chẩn đoán điều trị động kinh không bị động kinh. Có nhiều bệnh lý dễ nhầm với động kinh như, ngất, co giật, phân ly, co giật, hạ đường huyết…

Phân biệt cơn động kinh là những cơn định hình lặp đi lặp lại cơn trước giống cơn sau và một bệnh nhân có nhiều những cơn khác nhau. Có nhiều tác giả cho rằng hầu hết các cơn động kinh đều có cơn phân lý đi kèm vì vậy việc chẩn đoán động kinh sẽ khó khăn.

Điều trị động kinh khó khăn

Để xác định được một bệnh nhân bị động kinh cần phải đi khám chuyên khoa thần kinh và tâm thần, bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng, ghi điện não. Để phát hiện sóng bất thường trên điện não đồ. Hình ảnh cộng hưởng từ hoặc chụp vi tính cắt lớp sọ não có thể cho thấy các tổn thương não ở bệnh nhân động kinh. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chọn thuốc phù hợp với tuổi, giới, loại động kinh.

Điều trị động kinh là kiểm soát cơn động kinh. Những trường hợp bệnh nhân bị động kinh do tổn thương não thường rất khó khăn trong điều trị. Thời gian điều trị để cắt được cơn động kinh thường phải kéo dài (3-5 năm) sau cơn cuối cùng.

PGS. TS Cao Tiến Đức cho biết, nguyên tắc khi dùng thuốc điều trị bệnh động kinh là dùng liều thấp đến cao. Trong trường hợp dùng một loại thuốc những không cắt được cơn động kinh thì cần phải thay thế thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc khác nhau (có thể phối hợp 2-3 loại thuốc).

Trong quá trình điều trị thuốc, bệnh nhân cắt được cơn sẽ duy trì liều dùng thuốc đó trong 3-4 năm liên tục hoặc có thể lâu hơn. Nếu bệnh nhân không lên cơn mới giảm liều dùng và dần tiến tới ngưng thuốc.

PGS. TS Cao Tiến Đức khuyến cáo: “Khi bệnh nhân lên cơn cần giúp cho bệnh nhân khỏi bị ngã gâychấn thương. Mọi người không nên giữ tay, chân bệnh nhân khi lên cơn động kinh vì dễ gây gãy xương, sai khớp. Để bệnh nhân không bị cắn vào lưỡi cho vào giữa hai hàm một miếng cao su hoặc vật mềm”.

 Người có cơn động kinh thì không nên lái xe, leo trèo cây, lội sông , ngồi gần bếp lửa, làm nghề cơ khí, điện… Vì khi lên cơn có nguy cơ gây nguy hiểm của tính mạng. Các yếu tố áp lực công việc, căng thẳng… không phải là nguyên nhân gây ra bệnh động kinh. Nhưng các yếu tố trên góp phần kích thích cơn động kinh xuất hiện.

 Các loại cơn động kinh

Động kinh toàn thể co cứng - co giật; Cơn vắng (động kinh toàn thể cơn nhỏ); Hội chứng West; Hội chứng Lennox Gastau; Động kinh thùy thái dương; Động kinh cục bộ vận động Bravais Jackson (BJ); Động kinh thùy trán; Các cơn động kinh thùy đỉnh; Động kinh thùy chẩm; Cơn động kinh đặc biệt (cơn động kinh gian não, cơn đột quỵ động kinh, cơn đau bụng, cơn động kinh thể lưới, cơn động kinh ngoại tháp, cơn co cứng cục bộ, cơn đao đầu).

Bài tiếp hướng dẫn cách chăm sóc cho người động kinh và người bị động kinh khi mang thai cần phải lưu ý gì? Mời quý độc giả đón đọc.

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Cảnh Điềm hóa 'thiên nga đen' khoe đường cong quyến rũ khiến fan mê mẩn

Đọc nhiều nhất