Khóc thét vì chồng đòi mua cá huyết long 16 triệu, vợ khuyên mua máy giặt thì nói lời chát đắng
Tin liên quan
Trong hôn nhân, nếu bạn nói rằng chuyện tiền bạc không quan trọng thì có lẽ bạn đã nhầm rồi. Sau đám cưới, gánh nặng cơm áo gạo tiền, chăm sóc con cái, phụng dưỡng cha mẹ sẽ đè nặng lên cặp vợ chồng. Vì vậy, việc đảm bảo nền tảng tài chính cũng có tác động nhất định đối với hạnh phúc gia đình. Chuyện chi tiêu trong gia đình cũng là một vấn đề khiến nhiều cặp vợ chồng dễ nảy sinh cãi vã.
Khóc thét vì chồng đòi mua cá huyết long 16 triệu, vợ khuyên mua máy giặt thì nói lời chát đắng
Mới đây, trên một hội nhóm thu hút khá đông người dùng, một người dùng tên T.T đã tâm sự câu chuyện hôn nhân của mình. Trong bài viết, người vợ này nói rằng cô hối hận vì đã lấy chồng sớm khi cả hai chưa tìm hiểu kỹ về nhau. Hôm đó, người chồng đòi mua cá huyết long giá 16 triệu cho bằng bạn bằng bè.
Người vợ khuyên can rằng anh không nên mua con cá đắt đỏ thế này mà nên mua máy giặt sẽ thiết thực hơn. Nào ngờ, người chồng nghe vậy liền nổi nóng nói rằng vì anh ta làm ra tiền nên anh muốn mua gì thì mua. Người vợ này chỉ ở nhà ăn bám nên không có quyền đòi hỏi cũng như nêu ý kiến.
(Ảnh minh họa)
Trích tâm sự của người dùng này:
"Em hối hận quá các chị ạ, hối hận vì lấy chồng sớm, hối hận vì chưa tìm hiểu kỹ càng đã cưới. Về chung sống với nhau được vài tháng mới nhận ra bộ mặt thật.
Em đang mang bầu được 7 tháng, hôm nay anh ấy đòi mua cá nuôi cho bằng bạn bằng bè, vì bạn anh chơi cá này nên anh cũng muốn chơi. Em cứ nghĩ là cá bình thường vài trăm đến 1 triệu 1 con. Ai ngờ anh bảo 16tr /1 con. Em bảo anh là em sắp đẻ rồi, tiền đẻ rồi tiền lo cho con cũng nhiều, với lại mua cá làm gì thà mua cái máy giặt còn hơn, vì đẻ xong bận chăm con, mua cái máy giặt cho tiện.
Em vừa dứt câu thì anh bảo anh cứ mua. Anh đi làm vất vả kiếm ra tiền. Anh thích mua gì nó mua, còn em ở nhà ăn bám, em không có quyền đòi hỏi rồi anh bảo mua máy giặt để em lười nhác à. Anh ấy cứ quyết mua cá, anh nói để em biết chứ k phải để hỏi ý kiến em nên mua hay không ?
Xong chồng bảo em, muốn mua máy giặt tự đi kiếm tiền mà mua, ngồi mát cứ đòi ăn bát vàng. Em nghe xong tức phát khóc các chị ạ. Em bảo được rồi đẻ xong anh ở nhà chăm con tôi đi làm cho thì anh ấy bảo bảo đẻ mà không nuôi được thì ôm cả mẹ cả con về nhà ngoại mà ở.
Ân hận quá các chị ạ, người ta cũng lấy chồng, được chồng yêu thương, mỗi lần đi siêu âm ai cũng được chồng chở đi. Họ ân cần hỏi bác sỹ về con về sức khoẻ của vợ, còn em lần nào cũng lũi thũi một mình đi khám thai, chưa bao giờ được chồng mua cho cái gì hay nấu cho ăn. Nhìn chồng ngừoi ta mà phát thèm các chị ạ. Các chị chưa lấy chồng thì hãy tìm hiểu thật kỹ hãy lấy nhé, đừng lấy rồi lại ân hận như em."
Tâm sự của người dùng này đã nhận được nhiều lời sẻ chia, thương cảm của cộng đồng mạng. Nhiều người bày tỏ thương xót cho người vợ này khi đang bầu bí lại không được chồng quan tâm, chia sẻ, lại bị anh ta mắng nhiếc, khinh thường. Nhiều người cho rằng sau khi kết hôn, phụ nữ cần phải chủ động về kinh tế thì mới có tiếng nói.
(Ảnh chụp màn hình)
"Em nghĩ chị nên về nhà ngoại. Trước khi về nhà ngoại nhớ cho con cá vào chảo dâu chiên lên", người dùng Lan Anh viết.
"Không những bạn sai vì ko tìm hiểu kĩ mà còn sai vì phụ thuộc kinh tế nên yếu thế. Gặp người tử tế thì ko sao, còn đa phần, phụ nữ ở nhà chồng nuôi đều không được chồng tôn trọng nhé", người dùng Anh Hoàng viết.
Hướng dẫn chi tiêu tiết kiệm trong mùa dịch
Trong mùa dịch bệnh, chi tiêu bị cắt giảm khiến nhiều cặp vợ chồng lo lắng không biết phải chi tiêu thế nào cho tiết kiệm. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.
1. Xác định những khoản chi tiêu có thể cắt giảm
Để hạn chế chi tiêu, bạn nên xem xét lại những khoản chi tiêu không cần thiết của gia đình và đây là những thứ có thể cắt giảm được.
Nếu cả nhà ăn sáng bên ngoài, 2 vợ chồng và con cũng ít phải 30.000đ/1 ngày và một tháng cũng hết 900.000đ. Vậy tại sao bạn không nghĩ đến việc ăn sáng tại nhà, bữa tối hôm trước nấu gia thêm một chút là hôm sau có bữa sáng thịnh soạn mà vừa đảm bảo vệ sinh an toàn. Ngoài ra, hai bạn nên xem xét giảm bớt tần suất ăn nhà hàng đi để tiết kiệm tiền.
2. Ghi chép chi tiêu trong tháng
Để có thể tiết kiệm chi tiêu trong gia đình, bạn cần biết chính xác số tiền đó đi về đâu để có thể xem xét và lập kế hoạch chi tiêu cụ thể. Do vậy, trước hết bạn cần ghi chép các chi tiêu trong tháng và từ đó làm mốc để điều chỉnh dần những tháng sau.
3. Sắp xếp các khoản tiền tiết kiệm
Gia đình nào cũng cần những khoản tiết kiệm dù ít hay nhỏ để chi tiêu cho những dự định tương lai hay phòng nhỡ khi đau yếu, bệnh tật. Và khoản tiết kiệm này được rút trích từ chính những đồng lương của 2 vợ chồng. Bạn hãy đưa ra một con số cụ thể gửi tiết kiệm tùy thuộc vào khả năng của hai vợ chồng. Và hàng tháng cố gắng sắp xếp khoản tiền tiết kiệm bằng hoặc nhiều hơn con số đó.
Anh Chi
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất