Đi làm lương 14 triệu/tháng, muốn gửi 1 triệu về biếu bố mẹ, người chồng chỉ biết nín lặng khi nghe vợ nói lời chát đắng

Đi làm lương 14 triệu/tháng, muốn gửi 1 triệu về biếu bố mẹ, người chồng chỉ biết nín lặng khi nghe vợ nói lời chát đắng

Thúy Quỳnh 2021-08-21 10:00
- Người chồng này cảm thấy hết sức khó xử khi phải đứng giữa một bên là gia đình, một bên là người vợ của mình.

Sau khi kết hôn, nhiều người chia sẻ rằng chuyện hôn nhân không hề đơn giản như họ vẫn nghĩ. Ngoài việc gánh trên vai thêm gánh nặng với vợ/chồng, với những đứa con, cả hai cần biết trung hòa mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Nhiều người chồng tâm sự rằng họ cảm thấy khó xử khi một bên là gia đình lớn của mình, một bên là vợ con mình.

Đi làm lương 14 triệu/tháng, muốn gửi 1 triệu về biếu bố mẹ, người chồng chỉ biết nín lặng khi nghe vợ nói lời chát đắng

Mới đây, trên một hội nhóm thu hút khá đông người dùng, một người dùng tên E.M đã chia sẻ câu chuyện của gia đình mình. Được biết, anh sinh trưởng trong một gia đình không mấy khá giả. Bố anh đã về hưu, hưởng mức lương hơn 2 triệu. Mẹ anh trước từng buôn bán nhỏ nhưng dạo này sức khỏe không tốt nên đã nghỉ làm, ở nhà nội trợ.

Đi làm lương 14 triệu/tháng, muốn gửi 1 triệu về biếu bố mẹ, người chồng chỉ biết nín lặng khi nghe vợ nói lời chát đắng

(Ảnh minh họa)

Anh chồng này ra trường, cưới vợ, xin một công việc với mức lương 14 triệu/tháng ở tỉnh. Mỗi tháng anh chỉ giữ lại 1 triệu và đưa 13 triệu để vợ chi tiêu, lo cho các con. Tuy nhiên, vợ của anh vẫn liên tục nói rằng số tiền 13 triệu để chi tiêu, sinh hoạt cho cả gia đình là không đủ.

Việc chi tiêu trong nhà thiếu thốn, không có dư nhưng anh cũng không dám bảo vợ gửi con đi nhà trẻ để đi làm. Gần đây, bố mẹ anh bệnh tật, anh muốn gửi 1 triệu về biếu bố mẹ dưỡng bệnh. Nào ngờ vợ anh nói rằng tiền chi tiêu trong nhà không dư đồng nào, cô ấy thường xuyên phải mượn nhà ngoại bù vào. Người vợ nói rằng anh giờ đã có gia đình riêng, cần ưu tiên vun vén cho gia đình.

Trích tâm sự của người dùng này:

':Lương 14 triệu mà mỗi tháng không gửi về được cho bố mẹ 1 triệu à?" Đó là lời nói của cô em gái đang học đại học năm 1 của mình, nghĩ vừa buồn vừa tủi mọi người ạ. Mình không trách em, vì em nói cũng phần đúng và mình tủi vì chẳng thể làm gì hơn... Mình sinh ra trong một gia đình không khá giả lắm, bố mình làm bên xã lương tháng chưa đến 6 triệu nay nghỉ hưu lương chỉ còn hơn 2 triệu, mẹ mình buôn bán nhưng dạo gần đây sức khỏe không tốt nên nghỉ ở nhà hai ông bà chăm sóc nhau.

Kể từ khi lên đại học mình đã ý thức được gia đình điều kiện khó khăn nên luôn cố gắng và tự hứa sau này sẽ gửi tiền về phụng dưỡng bố mẹ. Nhưng mọi chuyện lại đi khá chệch hướng, năm 22 tuổi mình mới biết yêu lần đầu và vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên đã dẫn đến vợ mình có th,ai khi tài chính mình chưa ổn định.

Nhưng tụi mình cố gắng vượt qua và làm đám cưới, mình chuyển về tỉnh ( quê mình ) để sống vì mức sống ở Hà Nội mình sẽ không trụ nổi. Mình xin được một công việc với mức lương khởi điểm 10+ và mình luôn cố gắng để làm một người chồng, người cha tốt. Lương tháng mình tầm 14 triệu và mình đưa vợ 13 triệu, chỉ giữ đúng 1 triệu để phòng hờ.

Nhiều lúc bố gọi lên nói khéo mẹ ốm vặt hay sao đấy để mình có thể gửi ít tiền về, và mình bàn với vợ là chi tiêu tiết kiệm một chút để mình có dư chút đỉnh gửi tiền cho bố mẹ. Vợ mình luôn nói rằng tưởng 13 triệu là to nhưng 13 triệu tiêu 1 thoáng là hết, tiền ăn tiền bỉm tiền sửa thuốc thang cho con chỉ có thiếu không có dư.

Mình chỉ biết im lặng và hứa với bố mẹ khi nào cu con lớn hơn tí thì mình sẽ gửi tiền về phụ giúp bố mẹ, mỗi lần như thế bố mình đều nói không cần chỉ cần mình sống đầy đủ và hạnh phúc. Rồi thời gian trôi qua em gái mình lên đại học, bao nhiêu thứ phải lo và sắm sửa nhưng ngày nó gói đồ lên HN mình chỉ cho được đúng 200 nghìn, nhìn nó vừa thương vừa buồn nhưng chẳng thể giúp hơn.

Em mình cũng rất ngoan, dù mới 18 tuổi nhưng đã vất vả đi làm thêm mỗi tháng đều giành tiền gửi về cho bố mẹ khi 500 khi 1 triệu. Con mình cũng đã gần 2 tuổi nhưng vợ mình không dám cho đi nhà trẻ và muốn ở nhà trông con cho an toàn, nhiều lúc cũng muốn nói nhỏ vợ đi làm kiếm thêm thu nhập nhưng lại sợ vợ cho rằng mình kh,inh thừ,ơng vợ.
Rồi gần đây bố mình có bị thêm bệnh, mỗi tháng tốn thêm gần 1 triệu tiền thuốc thang, em mình thường xuyên gọi điện thúc giục mình gửi cho bố mẹ 2 triệu mỗi tháng hoặc tệ nhất 1 triệu. Mình có đề nghị ( lần này mình cương quyết hơn) với vợ rằng gia đình tiết kiệm hơn và mỗi tháng gửi cho gia đình mình 1.5 triệu, nhưng vợ nói lại " Không có dư đồng nào, toàn phải mượn bên ngoại bù vô. Tháng nào anh cũng bỏ túi riêng 1 triệu sao không tự lấy tiền đó gửi cho bố mẹ, em lấy anh gần 2 năm có bao giờ xin tiền gửi cho nhà ngoại chưa.
Anh đã có gia đình riêng thì anh phải giành quyền ưu tiên cho gia đình riêng chứ, bao giờ có dư dả thì mới gửi còn bản thân gia đình không có dư làm sao lo thêm cho bên nội nữa ". Mình nghe mà não nề lắm, mình giữ 1 triệu nhưng chẳng thể tiết kiệm được xu nào vì tiền đó là tiền xăng cộ, đi lại,... Mỗi tháng gần 300k tiền xăng, tháng nào cũng phải đóng quỹ 200 ngàn cho công ty, rồi tiền đôi lúc đi làm vội nên mua đồ ăn sáng, ăn trưa,...
Tính ra một tháng mình tiêu cho bản thân không đến 200 ngàn. Mình có nói lại cho em mình vì hoàn cảnh của mình thì em mình chỉ cười, giọng chua ngoa lắm: "Lương 14 triệu mà một tháng không thể gửi được cho bố mẹ 1 triệu à? Em đây đi làm thêm bục mặt mỗi tháng kiếm không hơn 3 triệu nhưng vẫn có dư gửi về cho bố mẹ đấy."
Mình sống với em gái mười mấy năm, nó rất hiền và tốt bụng, hôm nay để phải nghe lời này thì mình thấy buồn lắm. Có thời gian 5h30 tan ca thì 6h mình chạy xe công nghệ nhưng được một thời gian lưng mình rất đau không thể trụ nổi nên đã tạm dừng, mình không biết mình có sai không nhưng thật sự 2 vợ chồng và 1 đứa con 2 tuổi sống ở tỉnh lẻ mỗi tháng " 14 triệu" là không thể đủ à?"

Đi làm lương 14 triệu/tháng, muốn gửi 1 triệu về biếu bố mẹ, người chồng chỉ biết nín lặng khi nghe vợ nói lời chát đắng

(Ảnh chụp màn hình)

Những dòng tâm sự của người dùng này ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nhiều người cảm thấy đồng tình với quan điểm của cô vợ. Họ cho rằng trong thời điểm hiện tại, vận ra leo thang, việc nuôi dưỡng một đứa trẻ là không hề đơn giản. Mọi chi phí cho trẻ nhỏ đều rất đắt đỏ và khiến phụ huynh phải cân nhắc.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cô vợ này tiêu pha hoang phí so với thu nhập của gia đình mình. Gia đình cô chỉ có 1 nguồn thu là lương của chồng. Cô không đi làm, phải xin thêm nhà ngoại để lấy tiền chi tiêu. Về lâu về dài như vậy là không ổn. Anh chồng mải lo cho gia đình riêng mà không quan tâm đến bố mẹ ở quê cũng là điều không nên. Bố mẹ có công sinh thành, dưỡng dục các con nên người. Việc báo hiếu bố mẹ là bổn phận người con nào cũng cần ghi nhớ.

"Một người vợ không biết chi tiêu, lại không biết điều là đây", người dùng Duyên Lê bình luận.

"Tôi nói thế này cho bạn dễ hiểu. Bố mẹ bạn chỉ có một,duy nhất trên đời, vợ mà không hiểu chuyện thì có thể ly dị lấy người khác. Bố mẹ ốm đau mà không chăm lo là loại bất hiếu mà tội này là tội lớn nhất trong cuộc đời này. Uổng công bố mẹ còng lưng vất vả nuôi đến hết đại học kết quả nhận lại thằng con vừa nhu nhược, vừa bất hiếu. Ở quê tôi mấy đứa làm công nhân,lương 8-10 triệu ,trình độ lớp 10 thôi nhưng nó có hiếu lắm", người dùng Linh Nguyễn viết.

Bí quyết chi tiêu tiết kiệm cho gia đình

Lập ngân sách chi tiêu cho gia đình

Mục đích của  việc lập ngân sách chi tiêu cho gia đình là kiểm soát được nguồn tài chính trong gia đình. Phân bổ rõ ràng định mức cho từng nhu cầu sử dụng khác nhau trong gia đình.

Bạn có thể áp dụng nguyên tắc 50/20/30, trong đó chỉ tiêu dùng 50% tổng số tiền có được cho nhu cầu toàn gia đình, 30% tổng số tiền có được cho những mong muốn của gia đình và 20% còn lại của tổng số tiền có được là dành để tiết kiệm.

Lên danh sách những món đồ cần mua

Bạn có gặp trường hợp đi chợ hoặc siêu thị mua nhiều hơn những thứ mình dự định hay chưa? Đó là lý do để bạn lập danh sách các món đồ cần mua. Danh sách này có thể có thể lập trước khi đi chợ, siêu thị. 

Đi làm lương 14 triệu/tháng, muốn gửi 1 triệu về biếu bố mẹ, người chồng chỉ biết nín lặng khi nghe vợ nói lời chát đắng

(Ảnh minh họa)

Đặt mục tiêu tiết kiệm một khoản cố định hàng tháng

Như các quy tắc tiết kiệm tiền, bạn nên tiết kiệm một khoản cố định hàng tháng. Khoản tiết kiệm này cần được thực hiện nghiêm túc. Và quan trọng hơn hết là bạn không phải tạo sức ép cho bản thân khi đặt các con số tiết kiệm quá mức với tình hình tài chính của gia đình mình.

Tự nấu ở nhà, mang cơm đi làm

Cùng nhau thực hiện cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình đơn giản đó là ưu tiên ăn uống tại nhà. Nghĩa là bạn sẽ mua nguyên liệu và nấu ăn tại nhà. Việc này sẽ hạn chế chi phí ăn ngoài sẽ giúp gia đình bạn không những tiết kiệm tiền hiệu quả mà còn bảo vệ sức khoẻ tốt hơn.

Thúy Quỳnh

 

 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Những cặp sao Việt có tướng phu thê: Hà Hồ - Kim Lý chưa phải số 1

Đọc nhiều nhất