Cha mẹ cứ trói buộc nhau trong một cuộc hôn nhân tồi tệ khiến trẻ đau đớn hơn là ly hôn đấy
Tin liên quan
Trẻ sẽ bắt chước mối quan hệ sau này của mình như bố mẹ
Trẻ em hấp thụ các mô hình mối quan hệ bao quanh nhanh chóng. Khi trẻ thấy cha mẹ cãi nhau không ngừng, trẻ cũng làm vậy. Những đứa trẻ bắt đầu nghĩ rằng thật công bằng khi giải quyết một cuộc hôn nhân không hạnh phúc và sẽ trở nên nghi ngờ về khả năng phát triển mối quan hệ lành mạnh và yêu thương của chúng.
Ghen tuông, dễ nổi giận, không nói chuyện với vợ hoặc chồng, độc đoán và phê phán là những hành vi của cha mẹ ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của trẻ.
Trẻ bị tổn thương trong cuộc chiến của cha mẹ
Trẻ em phát hiện cảm xúc tiêu cực khá dễ dàng và chúng siêu nhạy cảm với xung đột gia đình. Việc cha mẹ thường thể hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau khiến trẻ nhận thấy tình cảm của mình không an toàn.
Sự căng thẳng giữa cha mẹ có thể đe dọa đến cảm giác an toàn của trẻ, khiến chúng cảm thấy bị từ chối, không chắc chắn và có tội. Và thay vì chịu đựng, cuối cùng trẻ có thể thành người lớn có lòng tự trọng thấp, có vấn đề tin tưởng và cảm giác không xứng đáng.
Kết quả là trẻ dễ bị căng thẳng hơn
Khi trẻ em không cảm thấy an toàn trong chính ngôi nhà của mình, có khả năng chúng dễ bị căng thẳng và thấy các tình huống thông thường là đe dọa. Sự lo lắng của trẻ có thể khiến trẻ gặp những cơn ác mộng.
Khi con cái của cha mẹ ở trong cuộc hôn nhân tồi tệ lớn lên, họ có thể khó chấp nhận rằng mối quan hệ giữa 2 người có sự hiểu lầm. Họ có thể tự phê bình, và ngay cả khi phải đối mặt với những khó khăn không quá nghiêm trọng, họ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như tự lên án mình.
Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ
Trẻ em sống trong môi trường độc hại không chỉ có nguy cơ có những mối quan hệ thô bạo ở tuổi trưởng thành mà thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến trẻ nhận thức bất kỳ mối liên hệ nào với người khác. Xung đột ở nhà khiến trẻ khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ cân bằng với bạn bè, trong khi mối quan hệ anh chị em có thể trở nên bảo vệ quá mức hoặc xa cách.
Trong những gia đình không hạnh phúc, trẻ em dường như không có sức mạnh để ngăn chặn những gì đang xảy ra với chúng. Vì vậy, khi trưởng thành, chúng có thể cảm thấy khó khăn khi nói về những điều không thích ở đối phương và thiết lập ranh giới lành mạnh.
Trẻ sẽ cố gắng làm tê liệt cảm xúc và có những thói quen xấu
Trẻ em thường muốn bắt đầu làm mọi thứ để ngăn chặn những cảm xúc xấu. Vì vậy, để đối phó với một tình huống căng thẳng trong gia đình, trẻ có thể có những thói quen không lành mạnh.
Hành vi này có thể bao gồm ăn quá nhiều, chơi trò chơi video quá mức hoặc các nỗ lực khác để thoát khỏi thực tế. Trẻ cũng có thể thể hiện cảm giác khó chịu một cách gián tiếp. Trẻ có thể mất hứng thú với trường học, đánh nhau với bạn bè và trở nên tức giận khi chơi với đồ chơi.
Trẻ có thể trở nên sợ cảm xúc của chính mình
Sự chỉ trích và tức giận không có nghĩa là mọi người ngừng tôn trọng nhau, họ vẫn có thể là một phần của một mối quan hệ bình thường. Nhưng những hành động không tốt giữa cha mẹ như tránh, gây hấn bằng lời nói, và đi ra ngoài có thể làm cho trẻ cảm thấy rằng bày tỏ cảm xúc của mình không phải là một chiến lược an toàn.
Trẻ em có thể bắt đầu nghĩ rằng sự tức giận và chỉ trích là một nguồn nguy hiểm cực độ. Và, tất nhiên, trẻ sẽ tiếp tục lặp lại hành vi độc hại của cha mẹ trong các mối quan hệ của mình khi trưởng thành.
Trẻ em thường làm tốt hơn bên ngoài một môi trường độc hại, ngay cả khi cha mẹ chúng đã ly thân. Trong khi những người lớn lên trong một gia đình căng thẳng có thể lo lắng, trầm cảm và gặp các vấn đề khác, nhưng những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn thường tốt hơn theo thời gian.
Điều này chỉ đúng khi cha mẹ sẵn sàng duy trì mối quan hệ thân thiện và tìm cách ly hôn lành mạnh trong đó hạnh phúc của con cái họ là mối quan tâm nhất.
Ngọc Huyền – Theo Brightside
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất