Bí ẩn về tam giác Karpman, cặp đôi muốn gia đình hạnh phúc đều nên click ngay!

Bí ẩn về tam giác Karpman, cặp đôi muốn gia đình hạnh phúc đều nên click ngay!

Ngọc Huyền 2018-02-24 09:05
- Dưới đây là những điều bạn cần biết về Tam giác Karpman để cuộc sống hôn nhân nhiều năng lượng và thú vị hơn.

Tam giác Karpman

Tam giác Karpman là mô hình đại diện cho mối quan hệ giữa người với người. Nó được phát triển bởi bác sĩ tâm thần Steven Karman vào năm 1968. Có thể có từ hai, ba người trở lên trong một tam giác. 

Luôn luôn có ba vai trò: nạn nhân, kẻ hành hạ và người cứu hộ. Những người tham gia trong tam giác thường chuyển vai trò của họ. Một điều vẫn không thay đổi: tất cả đều là những người lôi kéo, và họ mang lại đau đớn cho chính mình và cho người thân.

Nếu bạn muốn có một gia đình hạnh phúc, bạn nên biết về Tam giác Karpman

Nạn nhân

Đối với nạn nhân, cuộc sống chỉ là đau đớn và đau khổ. Mọi người đều bất công, nạn nhân kiệt sức để đối phó với thế giới tàn nhẫn. Nạn nhân cảm thấy sợ hãi, bị xúc phạm hoặc xấu hổ. Họ ghen tị, thiếu thời gian, sức mạnh. Họ mong muốn cải thiện cuộc sống của mình. Nạn nhân chối bỏ trách nhiệm đối với cuộc sống và năng lực để thay đổi. Thậm chí họ né tránh cả những cố gắng.

Kẻ hành hạ

Kẻ hành hạ cũng nghĩ rằng cuộc sống là kẻ thù và là nguồn gốc của mọi rắc rối. Họ thường căng thẳng, tức giận và sợ hãi. Họ không thể quên những cuộc cãi vã trong quá khứ và luôn luôn dự đoán những vấn đề trong tương lai. Người này kiểm soát và chỉ trích những người thân nhất với mình. Họ cảm thấy có một trách nhiệm nặng nề và trở nên mệt mỏi vì điều đó. 

Người cứu hộ

Người cứu hộ cảm thấy thương hại cho nạn nhân và tức giận với kẻ hành hạ. Người đó cảm thấy mình là người quan trọng và tự hào về sứ mệnh cao cả của mình. 

Bí ẩn về tam giác Karpman, vạn cặp đôi muốn gia đình hạnh phúc đều nên click

Trên thực tế, một người cứu hộ không giải cứu bất cứ ai, bởi vì không ai yêu cầu họ làm điều đó. Tầm quan trọng của người cứu hộ là một ảo giác. Người đó muốn mình được khẳng định chứ không phải là giúp đỡ cho bất cứ ai.

Tam giác Karpman hoạt động thế nào?

Kẻ hành hạ không để nạn nhân một mình và chỉ trích họ. Nạn nhân cố gắng hết sức, mệt mỏi và rên rỉ. Người cứu hộ đưa ra lời khuyên hay động viên nạn nhân. Đôi khi người tham gia thay đổi vai trò của họ.

Chuyện này có thể kéo dài nhiều năm. Người tham gia thậm chí không nhận ra rằng họ đang bị mắc kẹt trong một tam giác. Họ có thể nghĩ rằng mọi thứ đều tốt, và họ hài lòng với cuộc sống của mình. Kẻ hành hạ có có cơ hội giải tỏa sự tức giận của mình. Nạn nhân không cảm thấy có trách nhiệm về cuộc sống của mình. Và người cứu hộ vui mừng vì mình như một người anh hung.

Mỗi người trong số họ phụ thuộc lẫn nhau vì họ cảm thấy rằng ai đó là nguồn gốc của tất cả các vấn đề của họ. Họ cố gắng để thay đổi người khác để họ có thể hoàn thành nhu cầu riêng của họ.

Nếu bạn muốn có một gia đình hạnh phúc, bạn nên biết về Tam giác Karpman

Đối phương chuyển đổi vai trò trong tam giác Karpman, và họ kiểm soát hoặc giải cứu nhau. Mối quan hệ như vậy không thể gọi là tình yêu. Họ muốn được thống trị, cảm giác thương hại cho chính mình, phàn nàn mệt mỏi và không nghe lời bào chữa. Cuộc sống như vậy không có tình yêu, không có sự hỗ trợ, không hạnh phúc.

Nó ảnh hưởng đến mọi người xung quanh

Nếu bạn muốn có một gia đình hạnh phúc, bạn nên biết về Tam giác Karpman

Khi một gia đình sống trong tam giác Karpman, điều đó có nghĩa là đứa con tương lai cũng sẽ tham gia vào nó. Rất có thể, đứa trẻ sẽ không tự tin để lựa chọn, hoặc không có cơ hội để đưa ra quyết định. Những người sống trong một tam giác nghĩ rằng họ bảo vệ con mình như thế. Cha mẹ thường thao túng con cái bằng cách sử dụng nhiệm vụ và cảm giác xấu hổ, tội lỗi, và thương hại.

Có cách nào để thoát khỏi tam giác?

Họ nên nhận ra rằng họ là người duy nhất chịu trách nhiệm về cuộc sống và mong muốn của mình. Bạn nên hành động mà không cần xin phép người khác.

Làm thế nào để thoát khỏi tam giác nếu bạn là nạn nhân

1. Bạn hãy ngừng phàn nàn về cuộc sống của mình. Đừng quên tìm cách để cải thiện những điều mà bạn mà không hài lòng.

2. Bạn cần biết không ai nợ bạn bất cứ điều gì ngay cả khi họ hứa, muốn và cung cấp cho bạn một cái gì đó. Hoàn cảnh luôn thay đổi, cũng như những mong muốn của con người. Bạn đừng ngừng chờ đợi sự cứu rỗi.

3. Tất cả mọi thứ bạn làm là lựa chọn và có trách nhiệm. Bạn được tự do lựa chọn nếu có điều gì đó không tốt cho bạn.

4. Đừng tìm cách bào chữa và đừng hổ thẹn nếu bạn cảm thấy rằng bạn không đáp ứng được mong đợi của ai đó.

Làm thế nào để thoát khỏi tam giác nếu bạn là kẻ hành hạ

1. Đừng đổ lỗi cho người khác và hoàn cảnh vì những rắc rối của bạn.

2. Không ai có nghĩa vụ phải hành động theo suy nghĩ của bạn về điều gì tốt hay xấu. Mọi người khác nhau, tình huống khác nhau. Nếu bạn không thích điều gì đó, bạn chỉ cần không giải quyết điều đó.

3. Bạn hãy giải quyết tranh cãi một cách hòa bình, không có tức giận hoặc gây hấn.

4. Bạn không nên tự khẳng định mình bằng cách tạo áp lực với những người yếu hơn bạn.

Làm thế nào để thoát khỏi tam giác nếu bạn là người cứu hộ

1. Nếu không có ai yêu cầu bạn giúp đỡ hoặc cần lời khuyên bạn hãy im lặng.

2. Bạn đừng suy nghĩ rằng bạn biết làm thế nào để sống tốt hơn những người khác và không có hướng dẫn quý báu của bạn thế giới sẽ sụp đổ.

3. Đừng hứa hẹn vội vàng.

4. Bạn hãy ngừng chờ đợi lòng biết ơn và lời khen ngợi. Bạn chỉ giúp đỡ vì bạn muốn giúp đỡ chứ không phải vì bạn muốn phần thưởng nào đó, đúng không?

5. Trước khi bạn bắt đầu “làm điều gì tốt” với ai đó, bạn hãy tự hỏi mình một cách trung thực nếu sự tham gia của bạn thực sự cần thiết.

6. Bạn hãy ngừng khẳng định mình bằng cách giúp đỡ người khác.

Làm thế nào để chuyển đổi tam giác?

Nếu bạn muốn có một gia đình hạnh phúc, bạn nên biết về Tam giác Karpman

Nếu bạn muốn thoát khỏi tam giác và theo đuổi mục tiêu từng bước bạn cần thay đổi đầu tiên. Bạn sẽ có nhiều thời gian và năng lượng hơn, sẽ dễ thở và thú vị hơn để sống. Mối quan hệ căng thẳng sẽ giảm dần.

1. Nạn nhân có thể biến thành anh hùng. Bây giờ thay vì phàn nàn về định mệnh của mình, họ sẽ chiến đấu với điều bất hạnh, không mệt mỏi nhưng vui mừng. Chỉ cần giải quyết các vấn đề, họ sẽ không phàn nàn mà sẽ cảm thấy thích thú.

2. Kẻ hành hạ biến thành một triết gia. Nhìn hành động của người anh hùng từ quan điểm của một người ngoài cuộc, một nhà triết học không còn chỉ trích, nhưng lo lắng về kết quả. Một triết gia đã sẵn sàng chấp nhận bất kỳ kết quả nào bởi vì họ biết rằng mọi thứ sẽ ổn thôi.

3. Người cứu hộ biến thành người thúc đẩy. Họ kích thích anh hùng làm điều gì đó tuyệt vời, mô tả những khả năng trong tương lai. Người thúc đẩy tìm cách áp dụng quyền hạn của anh hùng và truyền cảm hứng cho người khác hành động.

Đây là một mô hình lành mạnh và hạnh phúc của mối quan hệ giữa người với người.

Mô hình tam giác hoàn hảo

Nếu bạn muốn có một gia đình hạnh phúc, bạn nên biết về Tam giác Karpman

Mô hình tam giác này chứa nhiều năng lượng và hạnh phúc hơn.

1. Người anh hùng trở thành  người chiến thắng. Họ làm không phải để ca ngợi nhưng để sử dụng năng lượng của mình một cách sáng tạo. Một anh hùng không cần sự chấp thuận của công chúng; họ thích quá trình sáng tạo và cơ hội để thay đổi thế giới này tốt hơn.

2. Người triết gia trở thành một người trầm ngâm. Họ nhìn thấy những kết nối mà người khác không nhìn thấy. Họ tạo cơ hội mới và tạo ra những ý tưởng mới.

3. Người thúc đẩy trở thành một chiến lược gia. Họ biết cách đưa ra những ý tưởng của nhà triết học vào cuộc sống.

Ngọc Huyền – Theo Brightside

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Top 3 con giáp miệng cứng lòng mềm lời nói có thể khó nghe nhưng tấm lòng lại tốt

Đọc nhiều nhất