Phân biệt chủng tộc: Vấn nạn khủng khiếp ở Hollywood

Phân biệt chủng tộc: Vấn nạn khủng khiếp ở Hollywood

2016-08-23 10:03
- Có vẻ như cuộc chiến chống lại nạn phân biệt chủng tộc vẫn chưa đến hồi kết thúc.

Là một quốc gia đa sắc tộc nhưng cho đến nay Mỹ vẫn còn đang đau đầu giải quyết vấn nạn phân biệt chủng tộc. Nó tồn tại ở ngay cả kinh đô điện ảnh lớn nhất thế giới mà nếu không phải người da trắng thì con đường sự nghiệp sẽ chẳng mấy dễ dàng.

Nạn "tẩy trắng"

Không ít những nhân vật gốc Á, gốc Phi,... được thể hiện bởi người da trắng. Đây là xu hướng khiến công chúng có cái nhìn "khó hiểu" với Hollywood.

Nếu kinh đô điện ảnh chỉ có những diễn viên da trắng tài năng thì không đáng nói, nhưng đằng này lại không hề thiếu diễn viên đa sắc tộc với sự thể hiện xuất sắc. 

Tình trạng này không chỉ xuất hiện từ trong quá khứ - khi mà phân biệt chủng tộc là vấn đề nghiêm trọng, mà nó còn xuất hiện ở thời nay.

Emma Stone, kiều nữ tài năng của làng điện ảnh cũng không thể tránh khỏi những chỉ trích vì đã vào vai nhân vật lai Trung Quốc trong phim tình cảm Aloha. Với dòng máu gốc Thụy Điển, dĩ nhiên là nàng chẳng hề có nét của người Châu Á.

Phân biệt chủng tộc: Vấn nạn khủng khiếp ở Hollywood

Emma Stone trong Aloha.

Sự việc ngay lập tức tạo nên làn sóng phản đối, cho rằng đây chính là một ví dụ của nạn "tẩy trắng" ở Hollywood. Đạo diễn Cameron Crowe đã phải đứng ra xin lỗi vì đã cast Emma vào vai này.

Siêu phẩm Doctor Strange của Marvel sắp ra mắt cũng dính vào nghi án "tẩy trắng" khi cast nữ diễn viên Tilda Swinton vào vai nhân vật có xuất thân từ vùng Himalaya. Dĩ nhiên Tilda chẳng hề có chút gốc Á nào cả. 

Phân biệt chủng tộc: Vấn nạn khủng khiếp ở Hollywood

Tilda Swinton trong Doctor Strange.

Lý giải cho việc này, phía Marvel chỉ đáp rằng họ không dựa vào một phiên bản cụ thể của Doctor Stranger, do đó nhân vật có thể đổi khác.

Tuy Marvel đã làm người ta nguôi ngoai nhưng họ vẫn canh cánh về nạn phân biệt chủng tộc còn tồn tại ở Hollywood.

Giải thưởng và những vai diễn rập khuôn

Việc trao giải cho những diễn viên khác màu da trắng là vẫn có, tuy nhiên tỉ lệ này lại không hề cao một chút nào.

Từ lễ trao giải Oscar vào năm 1980 đến nay, có đến 84% nam diễn viên đoạt giải là người da trắng, còn lại 16% chia cho ba chủng tộc người da đen, gốc Á và Mỹ Latin. 

Với hạng mục của nữ diễn viên, tỉ lệ người da trắng cũng chiếm 89%, và đến nay vẫn chưa có diễn viên gốc Á nào đoạt giải. Đó là còn phân chia về giới tính, còn nếu tính chung về giải diễn viên chính xuất sắc nhất thì con số còn thảm hại hơn nhiều.

93% diễn viên chính đoạt giải là người da trắng, 6% là người da đen và 1% còn lại là người gốc Á. Như vậy là hoàn toàn chưa có người Mỹ Latinh hay gốc thổ dân Mỹ thắng hạng mục này. Phải chăng sự trùng hợp lại bất công đến thế?

Phân biệt chủng tộc: Vấn nạn khủng khiếp ở Hollywood

Hollywood liệu có "quá trắng"?

Thế nhưng còn những diễn viên đa sắc tộc thắng giải thì sao? Đúng là họ rất tài năng, nhưng nếu xem xét kĩ thì những chiến thắng này cũng phần nào là kết quả của nạn phân biệt chủng tộc.

Hattie McDaniel, nữ diễn viên da đen đầu tiên giành giải Oscar. Tuy đã tạo ra bước ngoặt trong lịch sử nhưng với bà, tượng vàng này chẳng mấy danh giá.

Trong bộ phim Gone With The Wind, Hattie vào vai Mammy - một vú em của gia đình giàu có người da trắng. Như vậy nhân vật này chính là hiện thân của nạn phân biệt chủng tộc khi người da màu và da đen thường phải làm việc ở tầng lớp thấp hèn.

Phân biệt chủng tộc: Vấn nạn khủng khiếp ở Hollywood

Hattie Daniel trong Gone With The Wind.

Hơn nữa người ta còn đồn rằng Hattie mặc dù đoạt giải nhưng bà chưa bao giờ được đối xử một cách công bằng và tôn trọng. Nữ diễn viên bị từ chối đón tiếp tại bữa tiệc hậu lễ trao giải và bị mời phải nhanh chóng rời sân khấu khi nhận thưởng.

Theo New York Times, cứ mỗi 20 diễn viên da màu được đề cử thì 13/20 người vào vai tội phạm, 15/20 đóng nhân vật bạo lực và 7/20 diễn viên nữ phải vào vai bị bạo hành. Như vậy là đối với Hollywood, người ta chỉ làm tròn vai từ sự rập khuôn ngoài đời.

Tưởng chừng chuyện này chỉ diễn ra trong quá khứ nhưng trong năm 2011, nữ diễn viên Octavia Spencer đoạt giải Oscar vì vai diễn người hầu gái trong The Help.

Rồi đến năm 2013, Lupita Nyong'o lại giành giải vì vai người nô lệ trong 12 Years of Slave. Một lần nữa người ta lại ngán ngẩm vì vị trí người da màu không được đề cao. 

Phân biệt chủng tộc: Vấn nạn khủng khiếp ở Hollywood

Phân biệt chủng tộc: Vấn nạn khủng khiếp ở Hollywood

Chiến thắng của Octavia Spencer và Lupita Nyong's một lần nữa lại làm người ta đau đáu về sự phân biệt chủng tộc.

Vẫn biết là họ đều rất tài năng và xứng đáng nhưng khán giả mong muốn người đa sắc tộc có cơ hội được thể hiện đa dạng hơn ở Hollywood. Nghệ thuật chính là vũ khí lợi hại nhất để chống lại sự kì thị nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như chúng ta quên mất phải tôn vinh cái đẹp của đa sắc màu.

Theo Soha

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


4 kiểu tóc xoăn retro thời thượng biến mặt O-line núng nính thành mặt V-line đẳng cấp

Đọc nhiều nhất