Mẹ 9x Bình Dương dạy con tái chế hộp sữa trồng rau, giúp con vui chơi giữa mùa dịch Covid-19

Mẹ 9x Bình Dương dạy con tái chế hộp sữa trồng rau, giúp con vui chơi giữa mùa dịch Covid-19

Quỳnh Trang 2021-07-29 08:45
- Chị Nguyễn Hòa (Bình Dương) đã cùng con tái chế những chiếc vỏ hộp sữa thành chậu trồng hoa, trồng rau để con không bị “giảm lỏng” trong những ngày hè giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Dạy con sáng tạo bằng đồ tái chế

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, hiện tại các trường mầm non vẫn phải đóng cửa, đó là áp lực lớn đối với phụ huynh có con nhỏ như chị Nguyễn Hòa, sinh sống ở Phú Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Chị Hòa cho hay: “Không như những năm trước, cứ đến dịp hè cả gia đình mình lại đi du lịch, năm nay do dịch bệnh, trẻ em không được ra ngoài chơi đùa hay cùng cha mẹ đi du lịch vì dịch bệnh”.

Để con không bị nhàm chán khi nghỉ học kéo dài và có những ngày hè bổ ích, chị đã dạy con tái chế những chiếc vỏ hộp sữa thành những chậu trồng hoa, trồng cây vừa giúp trẻ tư duy sáng tạo và bớt lệ thuộc vào các thiết bị điện tử.

Mẹ 9x Bình Dương cùng con tái chế hộp sữa trồng rau, giúp con vui chơi giữa mùa dịch Covid-19Bé Bắp, con trai chị Hòa hào hứng tham gia vào việc tái chế hộp sữa.

Chị tâm sự: “Việc tái chế vừa giúp tiết kiệm, bé học cách bảo vệ môi trường, duy trì thói quen phân loại và tái chế rác, đồng thời  giúp con phát triển tư duy sáng tạo”.

Trong quá trình tái chế vỏ hộp sữa, bé Bắp ( con trai chị Hòa) 4 tuổi được mẹ phân công cho làm các công đoạn như tô màu sơn vỏ hộp sữa, đóng đinh vào đáy hộp để có chỗ thoát nước, trộn đất, tưới nước, trồng cây....

Bé Bắp rất hào hứng với các công việc, đang trong độ tuổi thích tìm tòi và khám phá, nên trong suốt quá trình vui chơi, bé không ngừng hỏi mẹ muôn vàn câu hỏi vì sao? Hai mẹ con cứ vậy líu lo cả ngày không chán.

Mẹ 9x Bình Dương dạy con tái chế hộp sữa trồng rau, giúp con vui chơi giữa mùa dịch Covid-19
Cùng mẹ tái chế hộp sữa trồng rau, vừa kích thích sáng tạo cho bé, vừa có rau sạch để ăn.

Thành phẩm mà cả hai mẹ con chị Hòa sáng tạo ra là những chiếc chậu trồng hoa các loại kiểng như trầu bà, đôla, cỏ lan chi treo trên kệ và treo trên giàn nho, bầu mướp, cây rũ xuống rất xinh khiến ai tới chơi cũng phải trầm trồ, không những vậy đấy còn là những chậu rau sạch như xà lách, rau cải....phục vụ cho những bữa ăn của cả gia đình trong những ngày giãn cách vì dịch Covid-19.

Mẹ 9x Bình Dương cùng con tái chế hộp sữa trồng rau, giúp con vui chơi giữa mùa dịch Covid-19
Những chậu cây được làm từ hộp sữa tái chế của hai mẹ con chị Hòa.

Bình Dương đang trong những ngày giãn cách xã hội vì dịch Covid -19, nhờ có khu vườn nhỏ nên cả nhà có chỗ chơi, cả hai mẹ con lại rủ nhau ra vườn để chăm sóc những chậu rau. Chị Hòa tập hướng dẫn cho bé tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ, thu hoạch rau củ quả trong vườn.

Vừa được hít hà không khí trong lành vừa giúp bé yêu thiên nhiên cây cỏ và quý trọng sức lao động mà mình làm ra hơn, từ đó rất hào hứng ăn những bữa cơm mà mẹ chế biến từ rau mà mình trồng được. 

Bố mẹ có thể tham khảo cách trồng rau vào hộp sữa của chị Hòa dưới đây:

Chuẩn bị:

- Hộp thiếc sữa bột loại 400gr; 850gr; 1,6kg đều được

- Màu acrylic các màu 

- Sơn dạng phun bình màu trắng, xanh dương nhạt, đậm hay đen tuỳ sở thích

- Búa nhỏ cầm tay có phần chuôi gỗ và phần nhổ đinh

- Đinh 10: 2 cái

- Bao tay: 2 đôi

- Ghế nhỏ hoặc rổ nhựa để bé kê: 1 cái

- Bay xây size nhỏ nhất để xúc trộn đất

- Dây kẽm bọc nhựa

- Cọ vẽ hoặc là dùng cọ trang điểm cũ bỏ đi

- Bìa carton size tầm 50-1000cm để lót: 2 tấm

- Đất thịt, phân trùn quế, phân gà viên, nấm trochoderma, cây giống (hoặc hạt giống), dây trầu bà, cành lan chi, hoặc cành đôla xanh  

Mẹ 9x Bình Dương cùng con tái chế hộp sữa trồng rau, giúp con vui chơi giữa mùa dịch Covid-19

Công đoạn sơn hộp sữa.

Cách làm:

- Lót tấm bìa thứ nhất xuống nền sân hoặc ban công, dùng bình sơn xịt xịt quanh bề mặt hộp sữa 1 lớp mỏng thật đều để tạo nền màu, xếp tháp để chừng 15 phút cho khô, dọn tấm bìa bỏ đi

- Lót tiếp miếng bìa carton còn lại làm nền cho bé tô vẽ, lót rổ nhựa hoặc ghế lên làm bàn vẽ cho bé, dùng cọ vẽ, cho bé tô màu theo sở thích, có thể bé nhỏ tô thì không được đẹp nhưng các ba mẹ đừng lo, vì khi trồng cây xanh rũ xuống rất xinh.

-  Sau khi bé vẽ xong phơi 1 ngày

- Dùng búa đóng đinh và đáy hộp từ 3-4 lỗ để thoát nước (bước này có thể cho bé tập)

- Dùng búa đóng bên hông miệng hộp 3 lỗ để tạo giá treo, bước này nếu bé quá nhỏ thì ba mẹ làm nhé, vì độ khó hơi cao sợ trúng tay bé.

- Dùng dây kẽm bọc thiếc, treo thành 3 sợi dây cho chậu treo hoặc cột lên thành ban công, để nguyên lon nếu để bàn các ba mẹ nhé

- Trộn đất: Trộn 50% đất thịt, 20% phân trùn quế, 10% phân gà viên, 1 nắm trichoderma cho 50dm3 đất, 10% còn lại dùng trấu hun hoặc xơ dừa đã qua xử lý, trộn kĩ, ủ 7 ngày

- Tiếp theo đổ đất vào hộp, trồng cây, sau đó tưới nước mỗi ngày là xong, rất dễ, nếu các ba mẹ có thời gian thì 7 ngày tưới đạm cá 1 lần cho rau ăn lá, 1 tháng tưới đạm cá 1 lần cho các loại kiểng như trầu bà, đôla, cỏ lan chi,..

Chỉ cần một ít sự sáng tạo của các bậc cha mẹ, các em nhỏ vẫn có được những ngày nghỉ hè ý nghĩa, lành mạnh, bảo đảm phòng chống dịch, bệnh Covid-19.

Mẹ 9x Bình Dương cùng con tái chế hộp sữa trồng rau, giúp con vui chơi giữa mùa dịch Covid-19

Bố mẹ có thể để các bé tự tô vẽ hộp sơn theo ý mình.

Mẹ 9x Bình Dương cùng con tái chế hộp sữa trồng rau, giúp con vui chơi giữa mùa dịch Covid-19
Hướng dẫn bé khâu trộn đất.

Mẹ 9x Bình Dương cùng con tái chế hộp sữa trồng rau, giúp con vui chơi giữa mùa dịch Covid-19

Bố mẹ có thể cùng bé trồng cây vào các hộp sữa.

Mẹ 9x Bình Dương cùng con tái chế hộp sữa trồng rau, giúp con vui chơi giữa mùa dịch Covid-19

Bé Bắp vui sướng trước thành quả của mình trồng được.

Mẹ 9x Bình Dương cùng con tái chế hộp sữa trồng rau, giúp con vui chơi giữa mùa dịch Covid-19

 Những chậu cây cảnh độc đáo làm từ đồ tái chế giúp ngôi nhà chị Hòa nổi bật giữa khu phố.

Quỳnh Trang

Ảnh: NVCC

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Người cần sẽ đến, người phải đi sẽ đi

Đọc nhiều nhất