Dạy con ngoan: Cách từ chối yêu cầu vô lý của con không cần đánh mắng hay thỏa hiệp
Tin liên quan
Trẻ ở độ tuổi nổi loạn rất cần bố mẹ đối đãi bằng thái độ tiếp nhận chứ không phải cấm cản
Dạy con ngoan không quá khó nếu người lớn hiểu tâm lý của trẻ, cũng như có phương pháp ứng xử phù hợp với từng giai đoạn trưởng thành của con mình.
Thông thường, nhiều phụ huynh cảm thấy khổ sở và lo lắng khi bỗng dưng bé yêu từ ngoan ngoãn, hiểu chuyện bỗng trở nên nghịch ngợm, hay khóc quấy, có phản ứng quá khích và nhiều đòi hỏi vô lý.
Thực tế, trẻ sau 2 tuổi chính là đang bước vào thời kỳ nổi loạn. Đây là tâm sinh lý bình thường mà hầu như ai cũng trải qua. Trẻ lúc này có xu hướng “chống đối”, nhưng kỳ thực chỉ là giai đoạn thiếu cảm giác an toàn và khao khát tìm tòi mọi thứ bên ngoài đầy mới mẻ.
Trẻ khoảng 3 tuổi thì não bộ nằm ở thời kỳ phát triển cao và nhanh chóng. Nhìn từ góc độ của tính liên thông thần kinh thì não của trẻ vô cùng linh hoạt, sự phát triển nhận thức thúc đẩy trẻ tràn ngập hiếu kỳ và muốn thể hiện bản thân.
Tuy nhiên, nhìn ở góc độ tâm lý thì trẻ vẫn chưa chuẩn bị tốt cho việc rời xa bố mẹ. Chúng luôn tỏ ra có chủ ý của mình nhưng lại không có năng lực độc lập. Vì vậy, trẻ dễ bất an, khó chịu và phản ứng mạnh mẽ khi bị từ chối yêu cầu.
Bố mẹ thông thái cần hiểu tâm sinh lý ở tuổi nổi loạn của con, có thái độ ứng xử tiếp nhận, bao dung, tôn trọng và từng bước khéo léo điều chỉnh lại cho trẻ xây dựng những tính cách đúng đắn.
Muốn dạy con ngoan, bạn cần biết cách từ chối yêu cầu vô lý của trẻ
Trên tạp chí “Dinh dưỡng tâm lý”, các chuyên gia có đề cập rằng: Nguyên tắc “sống chung hài hòa” với con trẻ chính là có thể thỏa mãn thì vui vẻ thật tâm thỏa mãn, không thể đáp ứng thì phải ôn hòa nhưng kiên định mà từ chối. Bạn đã biết cách dạy con ngoan ở tuổi nổi loạn?
Hỗ trợ cho trẻ biểu đạt cảm nhận của mình
Trẻ còn nhỏ, khi cảm thấy không hài lòng thường chỉ có thể khóc quấy để tỏ thái độ bất mãn. Lúc này, bố mẹ không nên quát mắng hay đánh đòn, chê trách mà cần giữ tâm thái bình tĩnh, ôn tồn xoa dịu cảm xúc của con trước.
Sau đó, bạn nên nhẹ nhàng hỏi han xem lý do vì sao trẻ khóc hay có hành động cực đoan như vậy. Điều này giúp trẻ cảm thấy được thấu hiểu, dễ dàng bày tỏ cảm nhận của mình, đồng thời còn nâng cao năng lực biểu đạt của trẻ.
Nhẫn nại lắng nghe nhu cầu của trẻ
Dạy con đúng cách không phải là chỉ có người lớn nói và bắt trẻ phải nghe răm rắp. Chuyên gia tâm lý khuyến cáo: Nhu cầu của trẻ nhỏ thường tập trung 3 phương diện là người bên cạnh, tìm tòi, xác nhận tầm quan trọng của bản thân.
Chính vì vậy, khi trẻ đưa ra đòi hỏi dù là vô lý thì bố mẹ trước tiên cần thật tâm lắng nghe để thấu hiểu con đang cần gì. Bạn nên nghe cho hết nguyện vọng của trẻ để cân nhắc xem có thể thỏa mãn con hay không.
Từ chối trẻ với thái độ không phê bình chỉ trích
Người lớn thường chỉ biết cấm đoán với câu: “Không được làm như thế” mà ít khi chịu nhẫn nại giải thích lý do vì sao yêu cầu của con không được đáp ứng.
Bố mẹ nên giảng giải cho trẻ hiểu lý do mình không thỏa mãn đòi hỏi đó, đặc biệt là phân tích “lợi - hại” của điều trẻ mong muốn để trẻ dễ dàng ổn định cảm xúc hơn.
Vì vậy, bạn cần có thái độ ôn hòa nhưng kiên định khi nói “không” với trẻ chứ không phải độc tài cấm đoán.
Đừng ngại nghe con giải thích tại sao
Khi bố mẹ nói “không”, một số trẻ sẽ bất mãn và phản ứng kích động hơn. Lúc này, sau khi bạn giải thích lý do cự tuyệt thì lại tiếp tục nhẫn nại cho trẻ cơ hội giải thích ngược lại.
Hãy để trẻ nói vì sao mình muốn điều đó. Nếu bạn vẫn không thể thỏa hiệp yêu cầu này thì lại giảng giải chi tiết hơn cho con có nhận thức đầy đủ vấn đề.
Hành động này của bố mẹ không những có thể cự tuyệt yêu cầu vô lý của con trong ôn hòa mà còn tăng sự gắn kết, thấu hiểu lẫn nhau giữa con cái và bố mẹ.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bố mẹ hiện đại biết cách dạy con ngoan mà không cần dùng đến đòn roi hay thỏa hiệp mù quáng.
Thiên Khuê (Theo Sohu)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất